Nghiên cứu tác động môi trường phát triển bền vững nghề nuôi cá lóc
Tổng kinh phí thực hiện đề tài hơn 400 triệu đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ năm 2015 - 2016.
Trong đó nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ là 377,5 triệu đồng, vốn Viện Nhiệt đới Môi trường hơn 24 triệu đồng.
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 10/2015 đến tháng 6/2016.
Mô hình nuôi cá lóc Định An –Trà Cú
Đề tài nghiên cứu khảo sát, điều tra hiện trạng nuôi cá lóc tại 09 xã, thị trấn trọng điểm nuôi cá lóc:
Định An, Hàm Tân, Đại An, Đôn Xuân, Lưu Nghiệp Anh, An Quảng Hữu, Kim Sơn, Ngãi Xuyên, thị trấn Định An thuộc huyện Trà Cú, huyện Duyên Hải và huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh.
Theo đó, các nhà khoa học, ngành chức năng tập trung điều tra sâu 4 đối tượng của 4 nơi nuôi thuộc 4 qui mô ao khác nhau trong suốt thời gian nuôi để đánh giá vấn đề ô nhiễm môi trường; lấy mẫu phân tích chất lượng nước mặt, nước dưới đất, nước ao nuôi với 03 đợt lấy mẫu cho 04 nơi nuôi gồm các chỉ tiêu:
DO, nhiệt độ (to), pH, N-NH4+, N-NO, P-PO43+, H2S, coliform, màu sắc nước (độ đục), độ mặn, dư lượng thuốc kháng sinh; lấy mẫu phân tích bùn đáy ao nuôi với 01 đợt lấy mẫu cho 04 nơi nuôi vào cuối vụ, gồm các chỉ tiêu: hàm lượng hữu cơ TOC, TN, TP, độ ẩm.
Theo Sở NN&PTNT Trà Vinh: Nghề nuôi cá lóc ở Trà Vinh được hình thành và phát triển mạnh từ năm 2010.
Từ diện tích ban đầu chỉ vài ha, đến nay diện tích nuôi cá lóc ở Trà Vinh đã nâng lên hơn 120 ha, đạt sản lượng bình quân 2.500 tấn/vụ.
Do phát triển tự phát không theo sự khuyến cáo và quy hoạch của ngành nông nghiệp, vì vậy, hệ quả của nghề nuôi cá lóc là ô nhiễm môi trường nước, gây thiệt hại bồi lắng nhiều tuyến kênh thủy lợi phục vụ trồng lúa.
Cá lóc chỉ tiêu thụ thị trường nội địa nên giá cả bấp bênh, nhiều lần nông dân thua lỗ nặng.
Đề tài góp phần tìm ra “lời giải” khắc phục có hiệu quả các vấn đề về môi trường; đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển nghề nuôi cá lóc bền vững trong thời gian tới và những năm tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm
Anh Liêm chia sẻ: "Nuôi gà tre thương phẩm vấn đề quan trọng là phải đảm bảo được khâu tiêu thụ sản phẩm. Trong thời gian tới, khi thị trường tiêu thụ đặc sản gà tre ngày càng rộng mở, anh sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi theo nhu cầu của thị trường".
Chỉ có 400m2 đất, nhưng gia đình bà Giang Thị Mai ở ấp 1, xã Minh Hưng (Chơn Thành - Bình Phước) đang sở hữu một trang trại “mini” khép kín, gồm heo, chim bồ câu Pháp và vịt xiêm. Mỗi năm, gia đình bà thu về trên 200 triệu đồng từ mô hình này.
Năm 2014, huyện Yên Định (Thanh Hóa) có 874 trang trại, gia trại (TT, GT) trong đó có 97 TT đạt tiêu chí theo Thông tư 27 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các TT, GT của huyện chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn nái ngoại (86 TT, GT); 13 TT, GT nuôi gia cầm; 40 TT, GT nuôi trồng thủy sản; 4 TT, GT trồng cây hàng năm và cây lâu năm, còn lại là các TT, GT tổng hợp.
Gần một tháng qua, giá thịt heo hơi trên địa bàn Hoài Ân (Bình Định) lao dốc. Hiện giá bán tại chuồng chỉ 33.000 - 34.000 đồng/kg, trong khi năm 2014 giá luôn dao động trên 43.000 đồng/kg, có thời điểm lên 46.000 đồng/kg. Do vậy, bình quân mỗi con heo trọng lượng 70kg, người chăn nuôi lỗ hàng triệu đồng. Theo các hộ chăn nuôi, giá heo hơi khoảng 40.000 đồng/kg thì chăn nuôi mới có lãi.
Anh Phạm Văn Túy ở thôn Văn Hanh, xã Lê Lợi (Kiến Xương - Thái Bình) là người say mê với việc chăn nuôi. Năm 2012, qua tìm hiểu, thấy thỏ dễ nuôi, ít dịch bệnh, chi phí đầu tư thấp, đầu ra ổn định, anh quyết định mua 20 con thỏ giống về nuôi thử nghiệm và tự nhân giống. Từ 20 con ban đầu, chỉ sau 2 năm anh đã có 300 ô chuồng nuôi 120 con thỏ đẻ, 600 - 700 thỏ con, có thời điểm lên tới hơn 1.000 thỏ con.