Sản xuất rau theo hướng an toàn Viet GAP vẫn gặp hạn chế về thị trường đầu ra

Huyện Chợ Mới diện tích 2.000 m2/02 nhà lưới; huyện Phú Tân đã đầu tư thêm 02 nhà lưới với diện tích 3.500 m2 ; thị xã Tân Châu 03 nhà lưới chuyên sản xuất cây giống diện tích 7.400 m2, thành phố Châu Đốc đạt 3.700 m2/05 nhà lưới và 01 nhà vòm/1.000 m2 .
Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhân rộng 07/20 mô hình trồng rau trong nhà lưới (diện tích 500 m2) giá rẻ: 02 nhà lưới tại xã Kiến An, huyện Chợ Mới, 02 nhà lưới tại xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, 01 nhà lưới tại xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú; các mô hình còn lại đang làm đất và chuẩn bị xuống giống. Dự kiến kết thúc xây dựng tất cả các nhà lưới vào cuối tháng 5/2015 và tổ chức tổng kết vào tháng 6/2015.
Dự án “Xây dựng mô hình vườm ươm cây giống rau quy mô công nghiệp tại huyện Chợ Mới và An Phú” đạt kết quả khả quan trong thời gian qua, bình quân mỗi tháng sản xuất từ 400 – 20.000 cây, lợi nhuận đạt 3 triệu đồng/tháng.
Do đẩy mạnh phát triển sản xuất tiêu thụ rau an toàn nên diện tích sản xuất rau an toàn đạt 34,6 ha/118 hộ (Long Xuyên, Châu Đốc, Chợ Mới), cung cấp trung bình 1,1 – 1,5 tấn/ngày, chủ yếu cung cấp cho thương lái tại chỗ, siêu thị Co.opmart, Metro, chợ, điểm bán rau an toàn và bếp ăn tập thể.
Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ, tuy đã phát triển nhân rộng mô hình trồng rau trong nhà lưới, nhà mùng giá rẻ trong thời gian qua nhưng số lượng vẫn chưa nhiều. Sản xuất rau theo hướng an toàn Viet GAP vẫn gặp hạn chế về thị trường đầu ra, chưa đầu tư nhãn hiệu, bao bì hay logo để chứng minh cho người tiêu dùng đây là sản phẩm rau an toàn, nên giá cả không khác biệt nhiều so với sản phẩm rau sản xuất theo phương thức truyền thống.
Có thể bạn quan tâm

Gần đây, chim yến đua nhau bay về Bạc Liêu cư ngụ. Nhiều người dân ở đây đã “thức thời” xây nhiều nhà cao tầng, dẫn dụ yến về làm tổ nhằm khai thác nguồn lợi từ loài chim này. Từ đó, kéo theo biết bao sự phiền toái, khổ sở cho những hộ dân ở gần khu vực nuôi yến.

Bà con 2 thôn Phú Sơn Nam và Phú Sơn 1, xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang (Đà Nẵng) đang thu hoạch đợt cuối vụ đậu xanh cao sản, lần đầu tiên đưa vào SX trên vùng đất khô hạn theo chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong vòng 70 ngày kẻ từ khi tra hạt, đậu cho năng suất hơn 2 tấn/ha. Với giá 22 nghìn đồng/kg, người trồng thu hơn 40 triệu đồng/ha, cao gần gấp 2 lần trồng lúa.

Công ty TNHH một thành viên Cao su Quảng Nam vừa tổ chức triển khai phương pháp tỉa chồi có kiểm soát và tạo tán cho vườn cây cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản. Đây là lần đầu tiên đơn vị áp dụng kỹ thuật mới này.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn gửi Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NNPTNT về việc tăng cường các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh gạo, giá đậu trên thị trường.

Ngày 6/8/2013, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội thảo với chủ đề “Định hướng chiến lược nuôi tôm nước lợ bền vững tại Việt Nam”. Tham dự hội thảo có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bạc Liêu Lê Thanh Dũng, cùng đông đảo các nhà khoa học trong, ngoài nước và đại diện của hơn 30 tỉnh, thành phố có diện tích thả nuôi tôm nước lợ trong cả nước.