Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghiên cứu tác động môi trường phát triển bền vững nghề nuôi cá lóc

Nghiên cứu tác động môi trường phát triển bền vững nghề nuôi cá lóc
Publish date: Thursday. October 29th, 2015

Tổng kinh phí thực hiện đề tài hơn 400 triệu đồng từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ năm 2015 - 2016.

Trong đó nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ là 377,5 triệu đồng, vốn Viện Nhiệt đới Môi trường hơn 24 triệu đồng.

Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 10/2015 đến tháng 6/2016.

Mô hình nuôi cá lóc Định An –Trà Cú

Đề tài nghiên cứu khảo sát, điều tra hiện trạng nuôi cá lóc tại 09 xã, thị trấn trọng điểm nuôi cá lóc:

Định An, Hàm Tân, Đại An, Đôn Xuân, Lưu Nghiệp Anh, An Quảng Hữu, Kim Sơn, Ngãi Xuyên, thị trấn Định An thuộc huyện Trà Cú, huyện Duyên Hải và huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh.

Theo đó, các nhà khoa học, ngành chức năng tập trung điều tra sâu 4 đối tượng của 4 nơi nuôi thuộc 4 qui mô ao khác nhau trong suốt thời gian nuôi để đánh giá vấn đề ô nhiễm môi trường; lấy mẫu phân tích chất lượng nước mặt, nước dưới đất, nước ao nuôi với 03 đợt lấy mẫu cho 04 nơi nuôi gồm các chỉ tiêu:

DO, nhiệt độ (to), pH, N-NH4+, N-NO, P-PO43+, H2S, coliform, màu sắc nước (độ đục), độ mặn, dư lượng thuốc kháng sinh; lấy mẫu phân tích bùn đáy ao nuôi với 01 đợt lấy mẫu cho 04 nơi nuôi vào cuối vụ, gồm các chỉ tiêu: hàm lượng hữu cơ TOC, TN, TP, độ ẩm.

Theo Sở NN&PTNT Trà Vinh: Nghề nuôi cá lóc ở Trà Vinh được hình thành và phát triển mạnh từ năm 2010.

Từ diện tích ban đầu chỉ vài ha, đến nay diện tích nuôi cá lóc ở Trà Vinh đã nâng lên hơn 120 ha, đạt sản lượng bình quân 2.500 tấn/vụ.

Do phát triển tự phát không theo sự khuyến cáo và quy hoạch của ngành nông nghiệp, vì vậy, hệ quả của nghề nuôi cá lóc là ô nhiễm môi trường nước, gây thiệt hại bồi lắng nhiều tuyến kênh thủy lợi phục vụ trồng lúa.

Cá lóc chỉ tiêu thụ thị trường nội địa nên giá cả bấp bênh, nhiều lần nông dân thua lỗ nặng.

Đề tài góp phần tìm ra “lời giải” khắc phục có hiệu quả các vấn đề về môi trường; đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường và phát triển nghề nuôi cá lóc bền vững trong thời gian tới và những năm tiếp theo.


Related news

Thành công trên vùng đất khó Thành công trên vùng đất khó

Sản xuất nông nghiệp vốn luôn ở trạng thái bấp bênh, lại trên vùng đất cát bạc màu rất kén cây trồng nên càng khó, nhưng với ông Phan Chinh - một nông dân ở xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai thì “cái khó ló cái khôn”, ông đã thành công trên vùng đất gian khó.

Thursday. August 6th, 2015
Sầu riêng Khánh Sơn mất mùa do ảnh hưởng thời tiết Sầu riêng Khánh Sơn mất mùa do ảnh hưởng thời tiết

Do thời tiết bất thường nên nhiều loại cây trồng tại Khánh Sơn (Khánh Hòa) giảm năng suất. Trong đó, sầu riêng có sản lượng giảm đến 70 - 80%. Vì thế nên mặc dù được giá hơn mọi năm nhưng hầu hết nông hộ vẫn bị giảm thu nhập.

Thursday. August 6th, 2015
Thu nhập nhà vườn đạt 80 triệu đồng/ha/năm Thu nhập nhà vườn đạt 80 triệu đồng/ha/năm

Theo UBND huyện Cái Bè (Tiền Giang), hiện toàn huyện có 14.436/16.800 ha vườn đang trồng các loại trái cây đặc sản của địa phương như xoài cát Hòa Lộc, bưởi lông Cổ Cò, cam sành… với thu nhập bình quân đạt 80 triệu đồng/ha/năm.

Thursday. August 6th, 2015
Ổi Đài Loan ở Hoành Bồ (Quảng Ninh) Ổi Đài Loan ở Hoành Bồ (Quảng Ninh)

Cây ổi lai lê có xuất xứ từ Đài Loan, nhưng lại đang ngày càng gần gũi với bà con nông dân huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh), trở thành thương hiệu nông sản của địa phương. Đây là một trong 5 sản phẩm mà Hoành Bồ đã đăng ký tham gia Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” của tỉnh từ năm 2014...

Thursday. August 6th, 2015
Hỗ trợ giống vật nuôi cho nhân dân Hỗ trợ giống vật nuôi cho nhân dân

Tỉnh ủy Quảng Ninh có ý kiến chỉ đạo tiến hành hỗ trợ giống vật nuôi cho nhân dân bị thiệt hại do ảnh hưởng của đợt mưa lũ lớn nhất trong vòng 40 năm trên địa bàn, nhằm sớm ổn định cuộc sống, khôi phục SX.

Friday. August 7th, 2015