Nghiệm thu nghiên cứu tạo cây giống ghép có khả năng chống chịu bệnh chết nhanh ở cây tiêu

Thạc sĩ Nguyễn An Đệ, Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả miền Đông Nam bộ làm chủ nhiệm. Thời gian thực hiện của đề tài là 33 tháng, từ tháng 12-2012 đến tháng 9-2015.
Qua khảo sát đã tìm hiểu các giống tiêu hiện có ở BR-VT, nhóm nghiên cứu đã phát hiện 11 giống tiêu và cây cùng họ với tiêu ở BR-VT và vùng lân cận.
Trong đó, 3 loại tiêu chống chịu tốt nhất với nấm Phytopthora là Piper colubrium, Trâu lá tròn và Trầu.
Trong 3 giống ít bị bệnh thối rễ thì Piper colubrium và Trâu lá tròn có thể tiếp hợp được nên nhóm nghiên cứu đề nghị làm gốc ghép cho tiêu Vĩnh Linh nhằm hạn chế bệnh thối rễ chết nhanh.
Hiện đã có 600 cây giống tiêu ghép được sản xuất và trồng tại mô hình.
Tuy nhiên, theo Thạc sĩ Nguyễn An Đệ thì trên cơ sở 2 giống tiêu chống chịu tốt với Phytophthora capsici có thể làm gốc ghép, cần nghiên cứu và đánh giá thêm về mức độ tiếp hợp của gốc ghép với cành ghép, khả năng sinh trưởng phát triển và chịu hạn, úng để có thể kết luận đầy đủ hơn trước khi nhân rộng.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm KN- KN TP Hải Phòng vừa triển khai thành công mô hình “Trình diễn giống lúa mới vụ mùa 2015”.

Sau 15 năm, 43 triệu người Việt Nam đã thoát nghèo, tỷ lệ tử vong ở trẻ em giảm một nửa so với năm 1990. Tuy nhiên, việc xóa đói giảm nghèo vẫn còn không đồng đều và thiếu bền vững...

Theo quy hoạch của thành phố, đến năm 2020 diện tích lúa chất lượng cao đạt 40.000 ha canh tác...

Trước nhu cầu tiêu thụ thịt dê mạnh, nhiều nông dân ở An Giang đang phát triển mô hình nuôi dê nhốt chuồng hoặc thả lan, đem lại thu nhập cao.

Bệnh khô vằn, bệnh đốm nâu, bệnh đốm lá… tiếp tục hại ngô. Sâu xanh, sâu khoang, bọ nhảy, bệnh sương mai, bệnh thối nhũn… hại nhẹ các loại rau màu.