Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Ca Cao Gặp Nhiều Khó Khăn

Phát Triển Ca Cao Gặp Nhiều Khó Khăn
Ngày đăng: 17/06/2013

Toàn tỉnh hiện có 2.559 ha ca cao, trong đó khoảng 70% diện tích được trồng bằng các giống ghép, chủ yếu là 5 dòng TC của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên và 8 dòng TD nhập nội do Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh cung cấp.

Diện tích còn lại được trồng bằng giống thực sinh, giống lai F1 và một phần diện tích nhỏ (do dân trồng tự phát trước đây) được trồng bằng hạt không rõ nguồn gốc, nên ảnh hưởng đến năng suất.

Hiện việc mở rộng diện tích ca cao gặp nhiều khó khăn, ngoài nguyên nhân khách quan như: cây trồng mới hay bị các loại sâu bệnh, côn trùng gây hại nên nông dân còn e ngại, mặt khác giá ca cao tuy ổn định nhưng không hấp dẫn bằng cà phê, cao su, hồ tiêu... thì việc chậm bố trí vốn phát triển cây ca cao theo Nghị quyết số 40 ngày 22-12-2011 của HĐND tỉnh ít nhiều đã ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển cây ca cao của tỉnh. Phần lớn diện tích ca cao trồng năm 2012 chủ yếu nhờ dự án phát triển ca cao bền vững tại các nông hộ (giai đoạn III), nhưng đây chỉ là dự án hỗ trợ kỹ thuật nên việc mở rộng diện tích rất khó khăn.

Năm 2013, toàn tỉnh sẽ trồng mới 1.100 ha ca cao trên địa bàn 13 huyện, thị xã. Tuy nhiên chỉ tiêu này sẽ khó hoàn thành nếu vốn tiếp tục bố trí chậm.


Có thể bạn quan tâm

Yên Minh Đẩy Mạnh Khai Hoang, Phục Hóa Ruộng Bậc Thang Yên Minh Đẩy Mạnh Khai Hoang, Phục Hóa Ruộng Bậc Thang

Những năm gần đây, phong trào khai hoang, phục hóa ruộng bậc thang trên địa bàn huyện Yên Minh được nhân dân hưởng ứng và thực hiện tích cực. Những thửa ruộng mới khai hoang, sau 3 đến 4 năm đưa vào trồng lúa nước không chỉ nâng cao đời sống nhân dân mà vào mùa lúa chín còn tạo cảnh quan đẹp mắt với du khách gần xa khi lên thăm Công việc Địa chất Toàn cầu - Cao nguyên đá Đồng Văn.

23/09/2014
Nơi Đồng Vốn “Sinh Sôi” Nơi Đồng Vốn “Sinh Sôi”

Nhiều năm qua, Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Hoàng Su Phì luôn đồng hành cùng người nông dân trong việc đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhiều hộ đã vượt qua khó khăn vươn lên làm giàu từ hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ cho vay của Ngân hàng.

23/09/2014
Hiệu Quả Thiết Thực Nguồn Vốn Vay Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn Hiệu Quả Thiết Thực Nguồn Vốn Vay Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn

Thực hiện chính sách cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ; đến nay, trên địa bàn huyện Quản Bạ đã có hàng nghìn lượt hộ nông dân được vay vốn từ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) huyện để phát triển sản xuất, xây dựng các mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao, tạo đà để nhiều người dân vươn lên thoát nghèo.

23/09/2014
Doanh Nghiệp Chưa Mặn Mà Với Cánh Đồng Mẫu Lớn Doanh Nghiệp Chưa Mặn Mà Với Cánh Đồng Mẫu Lớn

Sau 2 năm triển khai thực hiện, cánh đồng mẫu lớn (CĐML) đã từng bước khẳng định mô hình sản xuất lúa kiểu mẫu tại Hậu Giang. Tuy nhiên, các hình thức đầu tư khép kín từ sản xuất đến thu mua sản phẩm giữa người dân với doanh nghiệp chưa thực sự mạnh mẽ, nên đã ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu tiến tới xây dựng cánh đồng lớn cho tỉnh.

23/09/2014
Lâm Thao Chuyển Hướng Sản Xuất Vụ Đông Lâm Thao Chuyển Hướng Sản Xuất Vụ Đông

Trao đổi với chúng tôi về tình hình sản xuất vụ đông, đồng chí Cao Xuân Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Thao đánh giá: Là huyện đồng bằng, đất chật, người đông, từ lâu Lâm Thao đã chú trọng tăng vụ, trong đó sớm đưa vụ đông trở thành vụ sản xuất chính.

23/09/2014