Nghiệm thu Đề án hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật chế biến tôm, cá khô theo công nghệ mới
Theo ông Trần Kiến Chúc, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Hải: Xã Đông Hải có 2.019 hộ, với 8.068 nhân khẩu, có 05 ấp (Động Cao, Định An, Phước Thiện, Hồ Thùng và Hồ Tàu). Người dân nơi đây sống chủ yếu vào nghề nuôi trồng, khai thác, sơ chế biến thủy, hải sản. Xuất phát từ thực tế đó, ngày 11/9/2009, Xóm Đáy thuộc ấp Động Cao, xã Đông Hải được UBND tỉnh quyết định công nhận làng nghề sơ chế biến thủy, hải sản, có 356 hộ thuộc làng nghề, chiếm gần 50% số dân của 2 ấp Động Cao và Định An.
Tuy số hộ dân còn lại không trực tiếp tham gia thu mua, chế biến các loại thủy hải sản, nhưng vào mùa vụ cũng tham gia làm thuê cho làng nghề, làng nghề thu hút gần 1.000 lao động. Ngoài ra, toàn xã có gần 200 tàu đánh bắt thủy, hải sản, sản lượng đánh bắt hàng năm đạt trên 10.000 tấn. Nhưng những năm trước đây, nguồn đầu ra gặp nhiều khó khăn, do đó, nhiều hộ thực hiện sơ chế thủ công các mặt hàng đánh bắt như tôm, cá... hiệu quả mang lại không cao. Việc chế biến ở xã Đông Hải nói riêng, huyện Duyên Hải nói chung vẫn còn những tồn tại như: Hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, tình trạng ô nhiễm môi trường chưa được xử lý triệt để, sản phẩm chưa đáp ứng được thị trường.
Tham gia vào quá trình sản xuất chế biến sản phẩm thủy hải sản, cụ thể là chế biến tôm, cá khô có hộ kinh doanh Dương Tiến Hải, ấp Động Cao, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải chế biến các mặt hàng tôm, cá khô: Tôm đất, tôm thẻ, khô cá khoai, cá dứa... sản phẩm được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến (Hiện nay là thành viên của Câu lạc bộ Đặc sản Trà Vinh). Tuy nhiên, việc chế biến khô ở đây chủ yếu là thủ công, sử dụng những lò sấy tự chế, nên chất lượng sản phẩm chưa được ổn định, gây ô nhiễm môi trường, năng suất thấp, chi phí sản xuất cao.
Thấy được những nhược điểm trên, hộ kinh doanh Dương Tiến Hải đã mạnh dạn đầu tư nhà xưởng, hệ thống máy móc thiết bị chế biến theo công nghệ mới, đạt tiêu chuẩn chất lượng, nhằm tăng công suất chế biến, sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng cao, vệ sinh an toàn thực phẩm và làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Theo ông Dương Tiến Hải, tổng kinh phí đầu tư là 1,531 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 380 triệu đồng, vốn đối ứng của hộ kinh doanh Dương Tiến Hải là 1,151 tỷ đồng. Hệ thống đầu tư mới có thiết bị đảm bảo vận hành như: Lò hơi, công suất 500kg hơi/giờ; nồi luộc: 150kg/nồi, có 04 nồi, thời gian luộc là 30 phút; hệ thống sấy có công suất 02 tấn/mẻ; kho lạnh, máy hút chân không, quạt gió tuần hoàn phòng sấy...
Việc đưa vào sử dụng hệ thống chế biến tôm, cá khô theo công nghệ mới của hộ kinh doanh Dương Tiến Hải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần giải quyết đầu ra sản phẩm của làng nghề ổn định, duy trì và phát triển làng nghề bền vững, giải quyết việc làm tại địa phương, thúc đẩy kinh tế phát triển, nhất là kinh tế biển ở một xã vùng sâu, vùng có thế mạnh về biển
Có thể bạn quan tâm
Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Bình Chánh – Bình Tân, tổ chức lượng giá 03 mô hình cơ giới hóa trên rau với 89 hộ dân tham gia ở các xã Vĩnh Lộc B, Hưng Long, Đa Phước, Qui Đức, Tân Qúi Tây, Phong Phú, Hưng Long, Bình Chánh, Lê Minh Xuân, Tân Nhựt, Vĩnh Lộc A.
Anh Trương Ngọc Dũng (35 tuổi) ở xã Bình Thành (Hương Trà - Thừa Thiên Huế) đã tạo dựng cho mình mô hình ươm giống keo tràm, gắn với phát triển kinh tế vùng gò đồi cho thu nhập mỗi năm hơn 4 tỷ đồng.
Đề tài “Kỹ thuật trồng cây hành tím trái vụ trên đất trồng tỏi đem lại hiệu quả kinh tế cao” của 2 tác giả Trần Trung Tiến và Phan Văn Yên (xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) đã đạt giải khuyến khích tại Cuộc thi Sáng tạo khoa học - kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa lần thứ VI.
Trong khi xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản suy giảm, xuất khẩu sắn lại tăng vọt.
Những năm qua, vụ đông ở Yên Bái đã trở thành vụ sản xuất chính. Cây trồng vụ đông đã góp phần đáng kể vào tổng sản lượng lương thực, thực phẩm hàng năm và bảo đảm nhu cầu về thực phẩm của người dân trong tỉnh.