Nghiệm thu Đề án hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật chế biến tôm, cá khô theo công nghệ mới
Theo ông Trần Kiến Chúc, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Hải: Xã Đông Hải có 2.019 hộ, với 8.068 nhân khẩu, có 05 ấp (Động Cao, Định An, Phước Thiện, Hồ Thùng và Hồ Tàu). Người dân nơi đây sống chủ yếu vào nghề nuôi trồng, khai thác, sơ chế biến thủy, hải sản. Xuất phát từ thực tế đó, ngày 11/9/2009, Xóm Đáy thuộc ấp Động Cao, xã Đông Hải được UBND tỉnh quyết định công nhận làng nghề sơ chế biến thủy, hải sản, có 356 hộ thuộc làng nghề, chiếm gần 50% số dân của 2 ấp Động Cao và Định An.
Tuy số hộ dân còn lại không trực tiếp tham gia thu mua, chế biến các loại thủy hải sản, nhưng vào mùa vụ cũng tham gia làm thuê cho làng nghề, làng nghề thu hút gần 1.000 lao động. Ngoài ra, toàn xã có gần 200 tàu đánh bắt thủy, hải sản, sản lượng đánh bắt hàng năm đạt trên 10.000 tấn. Nhưng những năm trước đây, nguồn đầu ra gặp nhiều khó khăn, do đó, nhiều hộ thực hiện sơ chế thủ công các mặt hàng đánh bắt như tôm, cá... hiệu quả mang lại không cao. Việc chế biến ở xã Đông Hải nói riêng, huyện Duyên Hải nói chung vẫn còn những tồn tại như: Hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, tình trạng ô nhiễm môi trường chưa được xử lý triệt để, sản phẩm chưa đáp ứng được thị trường.
Tham gia vào quá trình sản xuất chế biến sản phẩm thủy hải sản, cụ thể là chế biến tôm, cá khô có hộ kinh doanh Dương Tiến Hải, ấp Động Cao, xã Đông Hải, huyện Duyên Hải chế biến các mặt hàng tôm, cá khô: Tôm đất, tôm thẻ, khô cá khoai, cá dứa... sản phẩm được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến (Hiện nay là thành viên của Câu lạc bộ Đặc sản Trà Vinh). Tuy nhiên, việc chế biến khô ở đây chủ yếu là thủ công, sử dụng những lò sấy tự chế, nên chất lượng sản phẩm chưa được ổn định, gây ô nhiễm môi trường, năng suất thấp, chi phí sản xuất cao.
Thấy được những nhược điểm trên, hộ kinh doanh Dương Tiến Hải đã mạnh dạn đầu tư nhà xưởng, hệ thống máy móc thiết bị chế biến theo công nghệ mới, đạt tiêu chuẩn chất lượng, nhằm tăng công suất chế biến, sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng cao, vệ sinh an toàn thực phẩm và làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Theo ông Dương Tiến Hải, tổng kinh phí đầu tư là 1,531 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 380 triệu đồng, vốn đối ứng của hộ kinh doanh Dương Tiến Hải là 1,151 tỷ đồng. Hệ thống đầu tư mới có thiết bị đảm bảo vận hành như: Lò hơi, công suất 500kg hơi/giờ; nồi luộc: 150kg/nồi, có 04 nồi, thời gian luộc là 30 phút; hệ thống sấy có công suất 02 tấn/mẻ; kho lạnh, máy hút chân không, quạt gió tuần hoàn phòng sấy...
Việc đưa vào sử dụng hệ thống chế biến tôm, cá khô theo công nghệ mới của hộ kinh doanh Dương Tiến Hải có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần giải quyết đầu ra sản phẩm của làng nghề ổn định, duy trì và phát triển làng nghề bền vững, giải quyết việc làm tại địa phương, thúc đẩy kinh tế phát triển, nhất là kinh tế biển ở một xã vùng sâu, vùng có thế mạnh về biển
Related news
Có mặt tại Trại cá Hòa Sơn (Trung tâm Thủy sản) vào ngày đầu tháng 4, chúng tôi thấy có khá nhiều người dân trong và ngoài tỉnh đến mua cá giống. Anh Hoàng Văn Quách, một khách hàng ở tận xã Huyền Tụng, thị xã Bắc Kạn (Bắc Kạn) đợi mua cá giống từ sáng sớm cho biết: Tôi đầu tư chăn nuôi cá được 7 năm thì có đến 5 năm mua con giống ở đây về nuôi.
Nói đến mô hình nuôi cá lóc, người dân xã Bình Hòa Tây, huyện Mộc Hóa (Long An), đều biết đến anh Trần Văn Ẩn, ở ấp Bình Tây 1. Anh Ẩn là người đầu tiên áp dụng mô hình nuôi cá lóc trong vèo lưới và được nhiều người dân trong xã học tập và nhân rộng để tăng thu nhập.
Ngày 15/4/2014 tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn long trọng tổ chức buổi lễ ra mắt lực lượng kiểm ngư Việt Nam.
Trước tình trạng cá chết hàng loạt trên sông Chà Và gây nhiều thiệt hại cho các hộ nuôi cá lồng bè, ngày 10-4, Thường trực HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức cuộc họp với các sở, ngành để đánh giá thực trạng về tình hình thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản, khai thác cát trái phép và vấn đề ô nhiễm môi trường trên sông Chà Và.Cuộc họp đã đưa ra nhiều kiến nghị, đề xuất, giải pháp khắc phục, xử lý nhưng vẫn còn nhiều băn khoăn.
Hiện nay, ở các tỉnh Nam Ðịnh, Thái Bình, Tiền Giang... một số hộ đi tiên phong và đã thành công khi chọn nghề nuôi ếch giống Thái-lan để tăng thu nhập gia đình. Ðây là mô hình khá phù hợp với những nông dân ít đất sản xuất, thời gian nuôi ngắn nên đồng vốn xoay vòng nhanh và có thể kết hợp thả cá trong ao.