Nghiêm cấm hành vi lấn chiếm đất làm đầm nuôi tôm
Gần 1 năm nay trên tuyến sông Ông Đốc đoạn từ Tắc Thủ đến Ông Tự dài trên 19km đã xuất hiện nhiều đầm nuôi tôm trái phép…
Nếu như trước đây số hộ cho cơ giới sang ủi lòng sông làm đầm nuôi tôm chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay giờ con số này đã lên đến 30 hộ.
Hiện vẫn chưa có con số thống kê cụ thể diện tích đất chiếm lòng sông là bao nhiêu m2 nhưng theo số liệu đo đạt thực tế của Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) thì trên sông Ông Đốc có đoạn đã bị lấn chiếm đến 30m.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc lòng sông bị thu hẹp chừng ấy diện tích, hiện tượng này diễn ra cả hai bên luồng sông, ảnh hưởng đến an toàn của các phương tiện lưu thông trên tuyến sông này.
Hành vi san ủi đất lòng sông làm đầm nuôi tôm gây ảnh hưởng xấu đến luồng lạch và tình hình trật tự an toàn giao thông. Chính vì vậy, ngành chuyên môn cũng như chính quyền địa phương cần có các giải pháp xử lý triệt để nhằm chấm dứt tình trạng này.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 23.7, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định công bố dịch cúm A/H5N1 trên chim cút tại hai xã Phú Kiết và Hòa Tịnh thuộc huyện Chợ Gạo.
Năm 2012, chú Phan Văn Có, ngụ ấp 2 (Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho - Tiền Giang) được tham quan thực tế các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt tại thị xã Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh tổ chức.
“Được mùa rớt giá” cứ lập đi lập lại, nên dù là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới mà nông dân trồng lúa vẫn nghèo. Nghịch lý đó ai cũng thấy, nhưng không biết kéo dài đến bao giờ?
Tình trạng phá giá lẫn nhau,chất lượng sản phẩm của một số doanh nghiệp không đồng nhất ở lĩnh vực xuất khẩu cá tra trong hơn 10 năm qua đã dẫn đến hệ lụy khôn lường. Nhiều hộ nuôi cá treo ao, doanh nghiệp chế biến thua lỗ hoặc sản xuất cầm chừng.
Nằm ngoài cánh đồng thôn Cẩm Giang, phường Đồng Nguyên (thị xã Từ Sơn - Bắc Ninh), Xí nghiệp chăn nuôi Bắc Đẩu từ lâu đã được biết đến như một mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn chuyên nghiệp.