Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghịch Lý Trái Cây Đặc Sản

Nghịch Lý Trái Cây Đặc Sản
Ngày đăng: 28/04/2014

Các nhà vườn ở ĐBSCL đang lao đao khi bước vào thu hoạch rộ trái cây đặc sản trong cảnh “được mùa mất giá”, còn các doanh nghiệp xuất khẩu lại than thiếu nguyên liệu

Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL thuộc Trường ĐH Cần Thơ, hiện toàn vùng trồng khoảng 41.000 ha xoài các loại với sản lượng tương đương 420.000 tấn. Trong đó, xoài cát Chu, cát Hòa Lộc chiếm gần 40% diện tích và được trồng chủ yếu ở 2 tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang.

Rớt giá thê thảm

Ông Phan Hữu Đức (thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) cho biết cách nay khoảng 15 ngày, thương lái đến tận vườn mua xoài cát Hòa Lộc với giá dao động từ 22.000-25.000 đồng/kg; xoài cát Chu cũng đứng ở mức từ 13.000-14.000 đồng/kg.

Nhiều chủ vựa còn thu mua cả xoài non với cùng mức giá như xoài già để bán lại cho các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, khi phía Trung Quốc ngừng mua thì giá xoài “rơi tự do”, hiện chỉ còn 4.000 đồng/kg (cát Chu) và 8.000 đồng/kg (cát Hòa Lộc có bao trái).

“Năm nay, do thời tiết không thuận lợi nên xoài ra hoa và đậu trái thấp. Trong khi đó, dịch bệnh trên xoài diễn ra nhiều nên nông dân gánh nặng chi phí sản xuất. Nếu giá xoài ổn định ở mức 20.000 đồng/kg thì nhà vườn mới hy vọng có lãi” - ông Đức nói.

Còn ông Lê Thành Nhân, Tổ trưởng Tổ VietGAP (nông nghiệp sạch) xã Tân Thuận Tây, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, đặt vấn đề tại sao các DN không trực tiếp ký hợp đồng với người trồng để giảm bớt chi phí ở các khâu trung gian. Nếu làm được việc này thì nhà vườn không phải chịu cảnh thương lái ép giá giống như lúa gạo.

“DN và nông dân phải được gắn kết nhau trong chuỗi giá trị gia tăng để cùng phân chia lợi nhuận. Tại sao chúng ta không tận dụng trái xoài non làm ra sản phẩm dưa xoài phục vụ cho các siêu thị trong nước mà phải bán sang Trung Quốc? Với cách làm như hiện nay thì người trồng còn lỗ dài dài” - ông Nhân lo lắng.

Lo thiếu nguyên liệu

Toàn vùng ĐBSCL hiện có 9 chủ vựa lớn và 7 công ty chuyên xuất khẩu xoài cát Hòa Lộc và xoài cát Chu. Điều nghịch lý là trong lúc xoài rớt giá và khó tìm nơi tiêu thụ thì các DN lại lo thiếu nguyên liệu chế biến.

Ông Lê Thanh Liêm, Giám đốc Công ty Phát triển Kinh tế Duyên Hải (trực thuộc Tổng Công ty Thương Mại Sài Gòn) cho biết các DN đang phân khúc thị trường để tiêu thụ hết lượng xoài trong dân ở cả 3 vụ/năm. Cụ thể, xoài được thu hoạch trong mùa nghịch có lượng đường thấp thì DN xuất sang châu Âu, ngược lại thì chuyển sang Nhật.

Tuy nhiên, ông Liêm cho rằng với tập quán ủ trái như hiện nay của nông dân thì không bảo đảm về mẫu mã cũng như chất lượng để xuất khẩu. “Hiện thị trường tiêu thụ trên thế giới còn rất lớn nhưng chúng tôi không có đủ nguyên liệu để chế biến xuất khẩu. Do đó giữa nông dân và DN phải có hợp đồng bao tiêu chặt chẽ nhằm tránh tình trạng có cầu mà lại thiếu cung” - ông Liêm chia sẻ.

Ông Phan Quốc Nam, chủ DN chuyên sản xuất xoài đông lạnh ở tỉnh Tiền Giang, nuối tiếc: “Sản lượng xoài hiện nay vẫn chưa đủ so với nhu cầu xuất khẩu. Thế nhưng, việc nhà vườn hái hết cả xoài già lẫn xoài non bán cho thương lái để xuất sang Trung Quốc như thời gian qua sẽ làm nhiều DN lâm vào cảnh thiếu nguyên liệu trầm trọng.

Thậm chí có nhiều DN, chủ vựa đã cố năn nỉ mà người trồng vẫn hái xoài non để bán. Trong đó, trái xoài cát Chu đang được thị trường ưa chuộng và có thể vượt qua cả xoài Thái Lan nhưng cũng nằm trong tình trạng chung này”.

Phải giảm lệ thuộc vào Trung Quốc

PGS-TS Võ Thị Thanh Lộc, Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL, cho biết việc sản xuất và tiêu thụ xoài hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Mục tiêu đặt ra là giảm lệ thuộc vào Trung Quốc vì thị trường này hiện chiếm hơn 34% sản lượng xoài xuất khẩu. Do đó, cần khai thác tối đa thị trường nội địa, nhất là tạo ra các sản phẩm giá trị gia tăng như xoài sấy dẻo và nước ép xoài.


Có thể bạn quan tâm

Phủ Xanh Rau Màu Trên Đất Nuôi Tôm Phủ Xanh Rau Màu Trên Đất Nuôi Tôm

Trong điều kiện con tôm cho thu nhập chưa thật sự ổn định, liên tục các năm qua, huyện Đầm Dơi tăng cường phát động bà con nhân dân tận dụng đất trống, cải tạo vườn tạp để trồng rau màu. Chủ trương này được người dân trong huyện đồng tình hưởng ứng khá tốt.

24/06/2013
Phát Triển Đàn Cá Tra Bố Mẹ Hậu Bị Tốt Ở An Giang Phát Triển Đàn Cá Tra Bố Mẹ Hậu Bị Tốt Ở An Giang

Sau khi thực hiện thành công dự án "Phát triển đàn cá tra bố mẹ hậu bị tốt" Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã phát tán 5.600 cá tra bố mẹ hậu bị có lý lịch rõ ràng, ngoại hình hoàn chỉnh, không đồng huyết, cận huyết cho 3 cơ sở sản xuất cá tra bột trong tỉnh và sẵn sàng cung cấp tiếp 4.000 con cho các cơ sở sản xuất cá tra bột có yêu cầu thay đổi đàn cá bố mẹ, nhằm tạo đàn cá bố mẹ hậu bị tốt để cung cấp con giống chất lượng cao cho ngư dân thả nuôi, góp phần hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm cá tra An Giang.

02/12/2012
Nuôi Thủy Sản Ở Gò Găng Có Ăn, Nhưng Còn Bấp Bênh Nuôi Thủy Sản Ở Gò Găng Có Ăn, Nhưng Còn Bấp Bênh

200/223 hộ dân ở thôn Gò Găng, xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu) sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và. Những bè cá bồng bềnh trên sông nước, những cọc hàu cắm sâu vào lòng sông đã và đang đem lại cho người dân nơi đây cơ hội kiếm sống, nuôi con ăn học, xây nhà…

06/08/2013
Vụ Tôm Càng Xanh Kém Vui Ở Tam Nông (Đồng Tháp) Vụ Tôm Càng Xanh Kém Vui Ở Tam Nông (Đồng Tháp)

Vụ nuôi tôm gần đây, toàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã có 122 hộ nuôi tôm trên ruộng, với tổng diện tích 752,8 ha (giảm 55,2 ha so năm trước). Đến nay, hầu hết các hộ nuôi đã cơ bản thu hoạch dứt điểm, đạt tổng sản lượng hơn 903 tấn tôm càng xanh thương phẩm. Trong đó, có trên 560 tấn tôm thịt và 343 tấn tôm trứng.

14/03/2013
Hội Thảo Đầu Bờ Mô Hình Nuôi Tôm Sú Luân Canh Trên Nền Ruộng Muối Hội Thảo Đầu Bờ Mô Hình Nuôi Tôm Sú Luân Canh Trên Nền Ruộng Muối

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện mô hình nuôi tôm sú luân canh trên nền ruộng muối tại hộ gia đình ông Huỳnh Văn Thuyết ở ấp An Thạnh, xã An Ngãi, huyện Long Điền với quy mô 1000 m2.

06/12/2012