Nông dân sản xuất tập trung quy mô lớn
Để thay đổi tư duy trong canh tác lúa, mới đây tổ hợp tác (THT) nông dân SX tập trung lớn trên 10 ha ở xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười có 10 thành viên với 155 ha đất trồng lúa, trong đó người ít nhất là 10 ha đã đánh dấu bước thay đổi lớn trong tư duy của nông dân.
Và thế là tổ hợp tác ra đời trên cơ sở tự nguyện, cùng nhau xây dựng mô hình nông dân hợp tác liên kết SX tập trung quy mô lớn trên cùng một cánh đồng, nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong SX, giảm chi phí và tăng thu nhập.
HTX đã ký hợp đồng SX và bán lúa cho Cty Lương thực Đồng Tháp; nhận giống chất lượng cao để SX lúa hàng hoá từ Cty CP giống cây trồng Đồng Tháp và VTNN chất lượng, như giá đại lý cấp 2 từ Cty CP đầu tư Hợp Trí và Cty TNHH MTV Phạm Hoàng theo hình thức thanh toán trả chậm sau 4 tháng không tính lãi.
Hiện nay, có nhiều quốc gia trên thế giới XK gạo, nên chúng ta không thể quyết định giá bán, phải quyết tâm làm chủ giá đầu vào bằng cách hợp tác mua chung, bán chung, dùng chung và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Chính lẽ đó, THT nông dân SX tập trung lớn trên 10 ha ở xã Mỹ Hoà được Bí thư Tỉnh Uỷ Lê Minh Hoan kỳ vọng là mô hình kinh tế hợp tác - từ SX riêng của từng người thành tập thể SX theo tôn chỉ, mục tiêu rõ ràng - giúp giảm chi phí SX, nâng cao lợi nhuận cho các thành viên tham gia.
Có thể bạn quan tâm
Sau 3 ngày, 3 đêm lênh đênh trên biển, những chuyến đánh bắt cá của ngư dân Việt có sự hướng dẫn của chuyên gia Nhật Bản đã cập bờ.
Bình quân mỗi cây phật phủ sẽ cho 40 - 50 trái đối với cây 1 năm tuổi và nếu chăm sóc tốt hơn cây cho trái nhiều hơn, đẹp hơn. Phật thủ chỉ bán trái chứ không bán ký. Mỗi trái dao động từ 120.000 đồng - 150.000 đồng/trái (tùy theo trái lớn, nhỏ).
Hạt lúa non sau khi rang trên chảo gang đúc được đưa vào cối giã. Trung bình giã và sàng sảy từ 5 – 8 lần mới thành cốm. Hạt cốm ngon phải có màu xanh, hạt dẹt, thơm, dẻo, ăn có vị ngọt ngậy.
Việc nhiều nước, trong đó có những đối thủ cạnh tranh của Việt Nam như Brazil, Ấn Độ, Indonesia hạ giá đồng nội tệ để thúc đẩy xuất khẩu đã khiến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng gặp khó, nhất là hàng nông, thủy sản.
Tính đến tháng 9/2015, đã có hơn 1.000 sản phẩm phân bón được chứng nhận hợp quy. Với số lượng sản phẩm lớn như vậy, việc kiểm soát, kiểm tra mặt hàng này gặp rất nhiều khó khăn.