Xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ sẽ khởi sắc nhờ POR9 giảm mạnh
Đại diện VASEP cho biết, ngày 7/9, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) công bố kết quả cuối cùng POR9 thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn 1/2/2013-31/1/2014.
Theo đó, mức thuế chống bán phá giá trung bình là 0,91%, đã giảm so với kết quả sơ bộ 0,93% công bố hồi tháng Ba; giảm mạnh so với mức thuế hơn 6% của kỳ xem xét lần trước POR8.
Trong ba bị đơn bắt buộc, Tập đoàn thủy sản Minh Phú có mức cao nhất là gần 1,4%, giảm so với kết quả sơ bộ 1,5%. Công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước 1,16%, cao hơn so kết quả sơ bộ 1,06%. Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta (Fimex Việt Nam) là 0%. Mức thuế cho 32 bị đơn tự nguyện khác là 0,91%. Mức thuế chung áp dụng toàn quốc là 25,4%, giảm so với 25,76% của POR8.
Một trong những yếu tố chính giúp mức thuế này giảm so với lần trước là DOC đã dựa trên các dữ kiện phù hợp từ ba nước là Bangladesh, Ấn Độ và Indonesia để tính giá thành.
Trước đó, trong POR 8, DOC đã kết luận các doanh nghiệp Việt Nam đều bán phá giá và phải chịu mức thuế rất cao, có thể nói là cao nhất trong tám chu kỳ tính thuế của DOC.
Cụ thể, 30/32 doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ trong thời gian 1/2/2012-31/1/2013 phải chịu thuế chống bán phá giá là 6,37%. Hai doanh nghiệp còn lại là Tập đoàn Thủy sản Minh Phú chịu mức thuế 4,98% và Công ty cổ phần Thủy sản Sóc Trăng (STAPIMEX) 9,75%.
Mức thuế chung cho các doanh nghiệp khác là 25,76%. Việc ban hành POR8 vào tháng Chín năm ngoái đã khiến xuất khẩu tôm sang thị trường này gặp nhiều khó khăn.
Tám tháng qua, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ đạt khoảng 370 triệu USD, tiếp tục giảm mạnh do áp lực cạnh tranh về giá và nguồn cung với các nước Ấn Độ, Indonesia. Hiện Mỹ là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm trên 20% tỷ trọng xuất khẩu tôm của Việt Nam. Năm 2014, xuất khẩu tôm sang Mỹ đạt trên 1 tỷ USD.
Có thể bạn quan tâm
Với định hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, TP Cần Thơ không ngừng tranh thủ sự hỗ trợ của Viện Lúa trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp và thu nhập của nông dân.
Vài năm trở lại đây, chương trình cây trồng chủ lực của tỉnh đã hỗ trợ nông dân thâm canh cây cà phê về giống, một phần kinh phí đầu tư để chuyển đổi từ giống cũ năng suất kém sang giống mới năng suất cao, chất lượng tốt. Theo đó, thu nhập của nông dân trồng cà phê trong tỉnh ngày càng cao. Đây cũng là một trong những cây trồng được Đồng Nai khuyến khích phát triển vùng chuyên canh với quy mô sản xuất lớn, liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ để có đầu ra bền vững.
Đà Lạt không chỉ được người sành ăn biết đến với rau ôn đới, dâu tây mà còn có những trái hồng nổi tiếng. Hồng Đà Lạt có thể ăn theo nhiều cách, hồng chín đỏ ngọt lịm, hồng giòn ngọt mát, hồng khô dẻo quánh. Những lò sấy hồng Đà Lạt đã cho ra đời những trái hồng sấy có thể để lâu, để du khách mang theo như một món quà đặc biệt.
Bưởi ở xã Bạch Đằng nổi tiếng với thương hiệu bưởi lá cam có vị hơi chua thanh, ngon ngọt đặc trưng chỉ có ở xã Cù lao Bạch Đằng, TX.Tân Uyên. Nhằm góp phần đưa bưởi trong xã đi xa, Tổ hợp tác bưởi Bạch Đằng được thành lập với 12 thành viên. Qua thời gian hoạt động, thu nhập của các thành viên trong tổ lên đến hàng trăm triệu đồng/năm.
Theo khảo sát của Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Long, đến cuối tháng 9/2014, toàn tỉnh có 18ha chôm chôm nhiễm chổi rồng, tập trung nhiều tại các xã Đồng Phú, Bình Hòa Phước, An Bình (Long Hồ), tỷ lệ nhiễm dưới 30%. Mức độ nhiễm chổi rồng trên giống chôm chôm Thái, Java nhiều hơn chôm chôm đường.