Nghi Long (Nghệ An) được mùa dưa lê

Tranh thủ thời tiết dịu mát, trong những ngày qua, bà con nông dân xóm 12 - xã Nghi Long đã tập trung ra đồng để thu hoạch dưa lê. Chị Nguyễn Thị Phượng đang hái dưa bán cho các thương lái cho biết, những năm qua, năm nào gia đình chị cũng trồng từ 3 đến 4 sào dưa lê. Những năm trước dưa ít quả, vào lúc thu hoạch rộ, giá chỉ khoảng 5.000 – 6.000 đồng/kg, nhưng năm nay dưa được mùa lại được giá, riêng như gia đình chị năm nay làm 6 sào dưa lê Nông Hữu, sản lượng đạt gần 7 tấn và cho thu nhập hơn 80 triệu đồng.
Cây dưa lê được du nhập vào đồng ruộng Nghi Long từ 3 năm nay, song trồng với diện tích nhỏ, cho hiệu quả chưa cao. Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện, xã, vụ hè thu năm nay bà con đã đưa nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, trong đó có dưa lê. Hiện nay, Nghi Long có tới gần 10ha dưa lê, tập trung nhiều ở các xóm 3, 4, 13 và xóm 12.
Lãnh đạo xã Nghi Long - Nghi Lộc thăm ruộng dưa lê.
Dưa lê Nông Hữu được trồng từ khoảng tháng 3 dương lịch và thu hoạch rộ vào dịp cuối tháng 6 và đầu tháng 7. Năm nay, do người dân biết chăm sóc theo quy trình kỹ thuật cho nên dưa đạt năng suất cao, dưa quả to, thơm ngon nên được người tiêu dùng ưa chuộng. Vì vậy, ngay từ đầu mùa các thương lái trong và ngoài huyện đã xuống tận ruộng để thu mua. Sản lượng bình quân 1 tấn dưa/1 sào. Với giá bán tại ruộng như hiện nay 12.000 – 13.000 đồng/kg thì mỗi sào dưa cũng cho thu nhập 12 đến 13 triệu đồng, trừ chi phí người dân ở đây có lãi từ 7 đến 9 triệu đồng/sào, hiệu quả gấp 3 lần so với trồng lúa.
Có thể bạn quan tâm

Người dân thôn Châu Mai, xã Liên Châu, huyện Thanh Oai (Hà Nội), có nghề nuôi vịt đẻ trứng. Nhắc đến nghề này, Phó Chủ tịch UBND xã Liên Châu Đào Quang Huệ tươi cười: "Trứng vịt lộn người Hà Nội ăn đều có xuất xứ từ làng tôi cả. Trứng vịt của làng có mặt ở khắp nơi: Hà Nội, Sơn La, Yên Bái, nhưng chủ yếu ở thị trường Hà Nội. Nhờ trứng mà hộ nghèo ở thôn này giờ chỉ đếm trên đầu ngón tay, nhiều gia đình sáng "mở mắt" ra đã có cả triệu đồng tiền lãi.

Từ một hộ nghèo có cuộc sống kinh tế khó khăn, nhờ áp dụng hiệu quả mô hình chăn nuôi bò sinh sản,đến nay gia đình ông Bùi Văn Bảo ở xóm Đồng Bái, xã Đú Sáng (Kim Bôi - Hòa Bình) là hộ điển hình trong phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, mỗi năm cho thu nhập hơn 100 triệu đồng từ việc bán bò, bê.

Bà Nguyễn Thị Chi, thôn Tân Thuận, xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng tâm sự, tình cờ bà đọc được thông tin trên báo chí giới thiệu mô hình nuôi chim bồ câu ở TPHCM rất hiệu quả. Năm 2006 hai vợ chồng bà lặn lội về tận nơi để tham quan, học hỏi kinh nghiệm và mua được 10 cặp chim bố mẹ về nuôi thử.

Ông Lê Hồng Đức - Chủ tịch Hiệp Hội thủy sản huyện Châu Thành (Đồng Tháp) cho biết, những ngày gần đây giá cá tra nguyên liệu đã tăng trở lại.

Đầu năm 2013, cùng với các huyện: Vĩnh Lộc, Triệu Sơn và Thiệu Hóa, huyện Yên Định (Thanh Hóa) đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh lựa chọn xây dựng thí điểm mô hình chăn nuôi gà đồi an toàn sinh học tại 2 xã là Định Tường và Định Liên với hơn 3.500 con giống và hơn 20 hộ gia đình tham gia nuôi thử.