Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất khẩu hạt điều điểm sáng trong bức tranh màu xám

Xuất khẩu hạt điều điểm sáng trong bức tranh màu xám
Ngày đăng: 04/10/2015

Tăng mạnh cả lượng và giá

Theo báo cáo mới nhất của Bộ NN&PTNT, riêng trong tháng 9, khối lượng hạt điều XK ước đạt 30 nghìn tấn với giá trị 218 triệu USD, đưa khối lượng XK 9 tháng đầu năm đạt 245 nghìn tấn với 1,78 tỷ USD, tăng 7,8% về khối lượng và tăng 20,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Điểm đáng chú ý là, giá hạt điều XK bình quân 8 tháng đầu năm đạt 7.271 USD/tấn, tăng 12,48% so với cùng kỳ năm 2014. Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc vẫn duy trì là 3 thị trường NK điều lớn nhất của Việt Nam. Các thị trường có giá trị tăng mạnh là Đức 80%, Thái Lan hơn 51%, Hoa Kỳ hơn 35%….

XK thuận lợi cũng như nguồn cung hạn chế đã tác động tích cực tới thị trường trong nước. Bằng chứng là giá thu mua hạt điều khô tại Bình Phước hiện đạt mức khá cao khoảng 37.500 đồng/kg.

Nhìn chung, 9 tháng đầu năm, thị trường hạt điều trong nước biến động tăng nhẹ từ mức giá đầu năm là 36.000 đồng/kg lên mức giá 37.500 – 37.800 đồng/kg nhờ giá XK và nhu cầu tăng.

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas):

Hầu hết các chuyên gia đều đưa ra dự báo thị trường điều thế giới sẽ có những chuyển biến tích cực hơn trong nửa đầu quý IV khi tất cả thị trường từ châu Mỹ đến châu Âu và châu Á sẽ phải tập trung cho đợt mua hàng quan trọng nhất trong năm là Giáng sinh và tết Dương lịch 2016. Mới đây, một số hợp đồng XK được các DN giao dịch ký mua xa tới tận tháng 11.

Xuất khẩu cả năm đạt 2,5 tỷ USD

Mặc dù kim ngạch XK không ngừng gia tăng nhưng XK điều hiện nay vẫn đang khó khăn trong nguồn nguyên liệu. Trên thực tế, 9 tháng đầu năm, khối lượng NK điều nguyên liệu lên tới 762 nghìn tấn, giá trị NK đạt 975 triệu USD, tăng 65,6% về khối lượng và gấp hơn 2 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2014.

Theo Bộ NN&PTNT, hiện do thiếu nguyên liệu và giá thu mua nguyên liệu từ châu Phi tăng cao (từ 1.000 USD/tấn hồi đầu năm nay lên 1.300 USD - 1.400 USD/ tấn hiện tại) nên hầu hết các cơ sở chế biến điều nhỏ ở Bình Phước đã phải tạm ngừng hoạt động.

Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Vinacas cho biết, dự kiến năm nay toàn ngành sẽ XK khoảng 320.000 tấn nhân điều các loại, đạt giá trị khoảng 2,5 tỷ USD.

Để đảm bảo cho ngành điều phát triển bền vững, vài năm trở lại đây chương trình thâm canh, ghép cải tạo vườn điều do Vinacas khởi xướng và Bộ NN&PTNT quyết liệt chỉ đạo thực hiện rộng khắp, đã và đang tạo bước tiến dài trong việc nâng cao năng suất, chất lượng hạt điều.

Đến thời điểm này, Vinacas đã triển khai tổng cộng 190 điểm trình diễn thuộc mô hình ghép cải tạo vườn điều với kế hoạch kinh phí trên 2 tỷ đồng, trong đó có 90 điểm tại Bình Phước; Đồng Nai 65 điểm; Lâm Đồng 20 điểm; Bình Thuận 15 điểm.

Trên cơ sở hiệu quả của dự án, dự kiến điểm trình diễn sẽ được gia tăng trong thời gian tới.

Xung quanh vấn đề phát triển bền vững ngành điều, phát biểu tại Hội nghị sơ kết sản xuất, thâm canh và ghép cải tạo giống điều vừa diễn ra, Thứ trưởng Bộ NN&PNTT Lê Quốc Doanh khẳng định, thời gian tới, Bộ NN&PNTT chủ trương coi cây điều là đối tượng tập trung đầu tư.

Bộ sẽ đẩy mạnh chỉ đạo và phối hợp với các địa phương trong việc thực hiện thâm canh, cải tạo vườn điều, cùng với đó là siết chặt công tác quản lý giống nhằm tăng năng suất, chất lượng điều.

Theo “Quy hoạch phát triển ngành điều đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” được Bộ NN&PTNT phê duyệt đầu tháng 2-2015, mục tiêu đặt ra là đến năm 2020, diện tích trồng điều cả nước ổn định 300.000 ha, năng suất bình quân 1,5 tấn/ha. Ở vùng trồng điều tập trung thuộc vùng trọng điểm đạt trên 2 tấn/ha; sản lượng hạt điều khoảng 400.000 tấn.

Tỷ lệ chế biến sâu sản phẩm nhân điều đạt 20%, chế biến dầu từ vỏ hạt điều đạt tỷ lệ 50%, kim ngạch XK đạt 2,5 tỷ USD.

Định hướng đến năm 2030, tiếp tục ổn định diện tích trồng điều, tập trung thâm canh, áp dụng khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất. Năng suất điều bình quân cả nước đạt 2 tấn/ha, ở vùng sản xuất điều tập trung thuộc vùng trọng điểm đạt trên 2,5 tấn/ha. Tỷ lệ chế biến sâu sản phẩm nhân điều đạt 40-50%, kim ngạch XK đạt trên 3 tỷ USD.

Vùng trồng điều trọng điểm, diện tích khoảng 200.000 ha được xác định ở các tỉnh: Bình Phước, Đồng Nai, Bình Thuận và Bà Rịa - Vũng Tàu. Các vùng khác, khoảng 100.000 ha ở các tỉnh: Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, An Giang, Kiên Giang và Trà Vinh.


Có thể bạn quan tâm

Người “Tiên Phong” Của Bản Người “Tiên Phong” Của Bản

Không những đầu tàu trong làm ăn, phát triển kinh tế, ông Xeo Phò Nang còn rất tích cực tham gia các hoạt động xã hội ở xã, bản. Ông Xeo Phò Nang đã trở thành người "tiên phong" của bản Quyết Thắng.

20/08/2013
Thiếu Thương Hiệu Gạo VN Xuất Khẩu Không Do Thiếu Lúa Giống Chất Lượng Thiếu Thương Hiệu Gạo VN Xuất Khẩu Không Do Thiếu Lúa Giống Chất Lượng

“Doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo không thể đổ hết lỗi cho nhà khoa học, rằng Việt Nam không có được các giống lúa đủ tiêu chuẩn để xây dựng thương hiệu gạo xuất khẩu".

20/08/2013
Dịch Bệnh Tôm Nuôi Vẫn Tăng Cao Dịch Bệnh Tôm Nuôi Vẫn Tăng Cao

Theo Sở NN và PTNT Cà Mau, hiện nay, dịch bệnh tôm nuôi vẫn xuất hiện trên nhiều vùng nuôi tôm ở địa bàn tỉnh gây thiệt hại khá cao cho bà con nông dân.

21/08/2013
Doanh Nghiệp Nước Ngoài Chiếm Lĩnh Chăn Nuôi Doanh Nghiệp Nước Ngoài Chiếm Lĩnh Chăn Nuôi

Trong vòng hơn 1 năm, đã có 111 trang trại chăn nuôi trong tỉnh Đồng Nai chuyển qua gia công cho các công ty nước ngoài. Nhiều người nhận định, ngành chăn nuôi Đồng Nai trong tương lai không xa sẽ do các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài chiếm lĩnh.

21/08/2013
Nâng Cao Khả Năng Cạnh Tranh Của Hồ Tiêu Việt Nam Nâng Cao Khả Năng Cạnh Tranh Của Hồ Tiêu Việt Nam

Việt Nam, Indonesia, Ấn độ, Brazil, Malaysia và Srilanka là 5 nước chiếm hơn 95% sản lượng tiêu xuất khẩu thế giới, trong đó Việt Nam chiếm 44% tổng lượng xuất khẩu và đứng đầu thế giới về xuất khẩu tiêu hạt. Nước nhập khẩu tiêu lớn nhất là Hoa kỳ với thị phần nhập chiếm khoảng 24% lượng tiêu xuất khẩu toàn cầu; đứng thứ hai là Đức 10%; các nước tiếp theo là Hà Lan, Singapore và khối Arab, mỗi nước chiếm tỷ trọng khoảng 4-5% trong năm 2010.

21/08/2013