Nghêu Giống Thới Thuận Được Đánh Giá Chất Lượng Cao Ở Bến Tre
Chính thức tiếp nhận công nghệ sản xuất nghêu giống từ Phân viện Nuôi trồng thủy sản 1 (Bắc Trung Bộ) năm 2010, đến nay, Trại Sản xuất giống thủy sản xã Thới Thuận (Bình Đại - Bến Tre), thuộc Trung tâm Giống Nông nghiệp Bến Tre, đã sản xuất thành công nhiều bể nghêu giống.
Chính thức tiếp nhận công nghệ sản xuất nghêu giống từ Phân viện Nuôi trồng thủy sản 1 (Bắc Trung Bộ) năm 2010, đến nay, Trại Sản xuất giống thủy sản xã Thới Thuận (Bình Đại), thuộc Trung tâm Giống Nông nghiệp Bến Tre, đã sản xuất thành công nhiều bể nghêu giống. Ông Dương Minh Triết - Trại trưởng cho biết: “Sản phẩm nghêu giống được tiêu thụ trong và ngoài nước. Theo đánh giá của Phân viện Nuôi trồng thủy sản, chất lượng nguồn giống nghêu bố mẹ tại Thới Thuận đạt chất lượng cao hơn so với một số tỉnh khác”.
Nghêu giống được sản xuất trong bể, mỗi bể có diện tích khoảng 80 m2, chứa khoảng 200 kg đến 300 kg nghêu bố mẹ. Tính từ lúc nghêu bố mẹ đẻ đến khi thu hoạch nghêu giống (từ 40 đến 60 ngày), nghêu giống đạt trọng lượng từ 1,5 triệu con đến 2,5 triệu con/kg, mỗi bể đạt khoảng 15 - 20 kg nghêu giống. Theo ông Triết, hàng năm, Trại sản xuất được 2 vụ (vụ 1: từ tháng 1 đến tháng 6, vụ 2: từ tháng 9 đến tháng 12). Riêng trong năm 2012, Trại đã sản xuất được 5 lần, mỗi lần 2 bể nghêu giống.
Có thể bạn quan tâm
Trận lũ lụt nghiêm trọng và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến giá gạo trên thế giới nhất là chính phủ Thái gần đây tăng giá tối thiểu thu mua gạo để giúp nông dân. Tại Việt Nam, khu vực đồng bằng sông Cửu Long sản xuất phân nửa sản lượng gạo trên cả nước
Hiện nay, do người dân không có tiền đầu tư, nên sản lượng bị thiếu hụt nghiêm trọng, đẩy giá cá tra tăng mạnh, từ chỗ giá cá tra loại một từ 800 – 900 g/con ở mức 22.000 đồng/kg (tháng 4), những ngày đầu tháng 5 đã tăng thêm 2.000 đồng, lên 24.000 đồng/kg.
Năm nay ông Ý vừa mới lên tôm vụ đầu thu gần 1 tỷ đồng và đang chuẩn bị lên vụ 2. Ông phấn khởi cho biết: “Bà con ở ấp Cái Bát nuôi tôm công nghiệp rất hiệu quả. THT của ấp có hơn 20 thành viên đều ăn nên làm ra. Hiện có nhiều hộ thấy hiệu quả nên cũng chuẩn bị chuyển sang nuôi tôm công nghiệp”
Chỉ sau vụ lúa đông xuân 2011 – 2012, dự án “Hỗ trợ nông dân mua máy GĐLH thực hiện cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa” đã phát huy tốt hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân tỉnh Sóc Trăng.
Sau khi sáp nhập, Hà Nội có điều kiện tự nhiên rất thích hợp hình thành các vùng chăn nuôi trọng điểm, phù hợp với từng loại vật nuôi theo chủ trương phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư.