Nghêu Giống Thới Thuận Được Đánh Giá Chất Lượng Cao Ở Bến Tre

Chính thức tiếp nhận công nghệ sản xuất nghêu giống từ Phân viện Nuôi trồng thủy sản 1 (Bắc Trung Bộ) năm 2010, đến nay, Trại Sản xuất giống thủy sản xã Thới Thuận (Bình Đại - Bến Tre), thuộc Trung tâm Giống Nông nghiệp Bến Tre, đã sản xuất thành công nhiều bể nghêu giống.
Chính thức tiếp nhận công nghệ sản xuất nghêu giống từ Phân viện Nuôi trồng thủy sản 1 (Bắc Trung Bộ) năm 2010, đến nay, Trại Sản xuất giống thủy sản xã Thới Thuận (Bình Đại), thuộc Trung tâm Giống Nông nghiệp Bến Tre, đã sản xuất thành công nhiều bể nghêu giống. Ông Dương Minh Triết - Trại trưởng cho biết: “Sản phẩm nghêu giống được tiêu thụ trong và ngoài nước. Theo đánh giá của Phân viện Nuôi trồng thủy sản, chất lượng nguồn giống nghêu bố mẹ tại Thới Thuận đạt chất lượng cao hơn so với một số tỉnh khác”.
Nghêu giống được sản xuất trong bể, mỗi bể có diện tích khoảng 80 m2, chứa khoảng 200 kg đến 300 kg nghêu bố mẹ. Tính từ lúc nghêu bố mẹ đẻ đến khi thu hoạch nghêu giống (từ 40 đến 60 ngày), nghêu giống đạt trọng lượng từ 1,5 triệu con đến 2,5 triệu con/kg, mỗi bể đạt khoảng 15 - 20 kg nghêu giống. Theo ông Triết, hàng năm, Trại sản xuất được 2 vụ (vụ 1: từ tháng 1 đến tháng 6, vụ 2: từ tháng 9 đến tháng 12). Riêng trong năm 2012, Trại đã sản xuất được 5 lần, mỗi lần 2 bể nghêu giống.
Related news

Gần 50 hộ dân nuôi cá bè trên sông Trà (thôn Tây, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi) đang lao đao vì cá trắm cỏ thả nuôi được vài tháng thì chết hàng loạt.

Từ đầu năm đến nay, các mặt hàng thủy sản khô và đông lạnh đang có chiều hướng sản xuất và tiêu thụ ổn định. Theo Cục Thống kê, tôm thẻ đông lạnh được xuất nhiều sang Nhật, Mỹ, Úc, Pháp, Hàn Quốc với gần 3.200 tấn. Mặt hàng mực ống tươi đông lạnh cũng được xuất sang những nước Anh, Đức, Ý, Nhật, Hàn... với con số xấp xỉ mặt hàng tôm đông lạnh. Cho thấy, thế mạnh thủy sản xuất khẩu của Bình Thuận là hai mặt hàng trọng điểm này.

Đầu năm 2014, Tổ hợp tác (THT) đoàn kết nuôi bò nhốt thâm canh thôn 8 (xã Hòa Sơn, huyện Krông Bông - Dak Lak) được thành lập trong niềm hân hoan không chỉ riêng bà con nông dân, mà cả với chính quyền địa phương. Hình thức liên kết này mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp ở một huyện thuần nông.

Năm 2011, ông Nguyễn Văn Hoàng (59 tuổi) ở ấp Bà Điều, xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau) được một người bạn giới thiệu mô hình nuôi chim trĩ đỏ, ông đã đầu tư 30 triệu đồng mua chim giống bố mẹ với giá 3 triệu đồng/cặp. Cộng thêm tiền làm chuồng nuôi, tính tất cả đầu tư khoảng 50 triệu đồng.

Hiện nay, người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang tiến hành tưới cà phê đợt 2 và đợt 3, nhưng do nguồn nước thiếu hụt nhiều địa phương không đủ nước để đáp ứng nhu cầu các đợt tưới tiếp theo.