Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghề nuôi tôm nước lợ người nuôi ngập ngừng trước vụ chính

Nghề nuôi tôm nước lợ người nuôi ngập ngừng trước vụ chính
Ngày đăng: 29/07/2015

Trên cơ sở thực hiện khung lịch mùa vụ nuôi trồng thủy sản 2015 của Sở NN & PTNT, khi mà thời tiết đã bắt đầu dần đi vào ổn định, các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ mặn... có nhiều thuận lợi và đây chính là thời điểm bước vào vụ nuôi chính thứ 2 của năm, trong đó có tôm sú và tôm thẻ chân trắng, hai trong số các đối tượng nuôi chủ lực.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hiện nay, tại các vùng nuôi trọng điểm, tình trạng “treo” ao vẫn rất phổ biến. Cụ thể, đến nay chỉ có 20ha thả nuôi mới trong tháng 7-2015, trên tổng số 274,7ha trên địa bàn tỉnh từ đầu năm. Qua tìm hiểu, đa phần bà con chưa an tâm bước vào vụ nuôi mới. Anh Lê Minh Châu, một người nuôi tôm lâu năm ở xã Lộc An (huyện Đất Đỏ) cho biết, gia đình anh chỉ thả nuôi cầm chừng khoảng 2 - 3 ao, sau thời gian 30 - 40 ngày, nếu thấy ổn thì mới thả nuôi tiếp các ao còn lại. Cách làm trên của anh Châu cũng là cách làm chung của rất nhiều hộ nuôi tôm ở xã Lộc An đang áp dụng.

Theo báo cáo của Chi cục Thú y thì sau khi kết thúc vụ 1, tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra một số đợt dịch bệnh, trong đó có đợt dịch bệnh xảy ra vào đầu tháng 7-2015 trên diện tích 1,6 ha tại xã Lộc An (huyện Đất Đỏ). Cơ quan thú y đã lấy mẫu bệnh phẩm tại ao nuôi của ông Lê Minh Châu và ông Vũ Quỳnh gửi làm xét nghiệm, kết quả cả 2 mẫu đều dương tính với bệnh đốm trắng cường độ thấp. Ngoài ra, kết quả 2 mẫu nước cũng đều có các chỉ tiêu COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học), H2S (Khí độc), Mn; chỉ tiêu sắt tổng, NH3, Cu đều vượt ngưỡng cho phép theo Quy chuẩn Việt Nam 10:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ của Bộ TN&MT. Chi cục thú y cũng cho biết thêm, nhờ có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương nên tình hình dịch bệnh đã được khống chế và bệnh không lây lan ra khu vực nuôi khác.

Để bảo đảm cho vụ nuôi mới, ông Lê Tòng Văn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản cho biết, đơn vị đang tiếp tục tăng cường công tác quan trắc cảnh báo môi trường và giám sát vùng nuôi trọng điểm, thường xuyên khuyến cáo người nuôi thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, lựa chọn tôm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo kích cỡ theo yêu cầu. Tôm trước khi thả nuôi phải được kiểm dịch, người nuôi nên thực hiện việc ương nuôi giống tại các ao nhỏ tập trung trước khi thả nuôi tại các ao thương phẩm, đặc biệt là giai đoạn đầu, từ thả nuôi đến 30 ngày tuổi, giai đoạn quyết định phần lớn sự thành bại của vụ nuôi.

Chi cục Thủy sản cũng khuyến cáo người nuôi cần thực hiện đúng khung lịch mùa vụ, chú ý thực hiện 3 giảm, 3 tăng trong nuôi tôm nước lợ. Cụ thể: Giảm vụ nuôi xuống còn 2 vụ/năm để kéo dài thời gian cho đất nghỉ ngơi; giảm mật độ nuôi xuống khoảng từ 40 - 60 con/m2 so với 80 - 120 con/m2 như trước đây; giảm hoặc ngưng sử dụng các loại thuốc, hóa thuốc để cải tạo ao, phòng chống bệnh và môi trường nuôi. Còn 3 tăng đó là tăng cường quản lý môi trường ao nuôi tốt hơn; tăng cường nuôi luân canh cá – tôm, thả nuôi cá rô phi tại ao lắng như một số mô hình tại huyện Xuyên Mộc đã và đang áp dụng thành công, và cuối cùng là tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý cải tạo môi trường, cũng như trong quản lý môi trường ao nuôi nhằm bảo đảm vụ nuôi thành công.

Nhằm bảo đảm thực hiện theo đúng kế hoạch sản xuất tôm nuôi nước lợ năm 2015, Tổng cục Thủy sản đã đề nghị các Sở NN & PTNT căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương để chỉ đạo, hướng dẫn người nuôi tranh thủ xuống giống tôm trong thời điểm này, đồng thời cũng đề nghị các địa phương cần tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ vùng nuôi, chủ động thực hiện tốt công tác quan trắc cảnh báo môi trường, công tác quản lý vật tư nông nghiệp, con giống và các yếu tồ đầu vào nhằm giảm thiệt hại cho bà con nhân dân.


Có thể bạn quan tâm

Vụ tiêu năm 2014-2015 thất mùa nhưng được giá Vụ tiêu năm 2014-2015 thất mùa nhưng được giá

Vụ tiêu năm 2014 - 2015, các gia đình trồng tiêu ở huyện Phú Giáo (Bình Dương) rất phấn khởi vì giá tiêu tăng cao so với mọi năm, bình quân từ 170.000 - 200.000 đồng/kg. Nhiều gia đình nông dân đang muốn tăng diện tích cây tiêu nhưng Hội Nông dân huyện Phú Giáo đã cảnh báo không nên ồ ạt tăng diện tích cây tiêu, vì sẽ phá vỡ quy hoạch cây trồng của huyện và làm mất giá tiêu trong những vụ mùa tiếp theo.

27/05/2015
Nông dân trăn trở khi giá sen lao dốc Nông dân trăn trở khi giá sen lao dốc

Nếu như thời điểm trước Tết Nguyên đán giá sen khoảng 50 - 60 ngàn đồng/kg thì hiện nay giá sen lao dốc mạnh, chỉ còn 10 - 11 ngàn đồng/kg. Sen rớt giá trong khi năng suất mùa này khá thấp lại thêm ảnh hưởng tình hình dịch bệnh nên rất nhiều nông dân rất lo ngại.

27/05/2015
Thừa Thiên Huế chuyển lúa sang trồng cây chịu hạn Thừa Thiên Huế chuyển lúa sang trồng cây chịu hạn

Nắng hạn được dự báo sẽ diễn biến phức tạp trong quá trình sản xuất lúa vụ hè thu. Hàng ngàn ha lúa sẽ được chuyển đổi sang trồng các loại cây khác nhằm ứng phó hạn hán nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

27/05/2015
Miền Bắc được mùa lúa đông xuân Miền Bắc được mùa lúa đông xuân

Ngày 26/5, tại Thái Bình, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất đông xuân 2014 - 2015, triển khai kế hoạch hè thu, vụ mùa và định hướng vụ đông 2015 các tỉnh phía Bắc.

27/05/2015