Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hộ Chăn Nuôi Quy Mô Nhỏ Chưa Chú Ý Phòng Dịch Cho Vật Nuôi

Hộ Chăn Nuôi Quy Mô Nhỏ Chưa Chú Ý Phòng Dịch Cho Vật Nuôi
Ngày đăng: 10/09/2014

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã xuất hiện bệnh cúm gia cầm và bệnh lở mồm long móng (LMLM) ở một số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ.Một trong những nguyên nhân chính xảy ra bệnh là do người chăn nuôi còn thờ ơ với công tác phòng chống dịch, đặc biệt là việc tiêm phòng vắc xin trên đàn gia súc, gia cầm.

Trong thời gian qua, ngành thú y đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức trong việc lựa chọn giống vật nuôi như phải có nguồn gốc rõ ràng, đã được kiểm dịch… Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều hộ gia đình chưa tuân thủ các quy định về tiêm phòng, né tránh khi có đợt tiêm theo định kỳ.

Vì vậy, một số bệnh trong chăn nuôi đến nay vẫn còn xảy ra trong phạm vi nhỏ.Ngay từ đầu năm 2014, cúm gia cầm cũng đã xuất hiện tại một số hộ chăn nuôi quy mô nhỏ trên địa bàn tỉnh. Mới đây, giữa tháng 8-2014, tại xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) xuất hiện bệnh LMLM trên đàn bò.Trước đó bệnh LMMM cũng đã xuất hiện tại xã Suối Nghệ (huyện Châu Đức).

Sau khi bệnh LMLM xảy ra tại xã Phước Thuận, ngành thú y đã phát hiện đàn bò phát bệnh không rõ nguồn gốc và chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh LMLM....

Theo ông Nguyễn Thành Trung, Phó trạm thú y huyện Xuyên Mộc, nguyên nhân khiến dịch bệnh tái phát một phần là do người dân chưa ý thức trong tiêm phòng vật nuôi theo đúng quy trình, quy định. Khi xảy ra bệnh mới tiêm đối phó hoặc chờ đợt tiêm miễn phí để hạn chế chi phí.

Chính vì tiêm phòng không đúng quy trình nên hiệu quả phòng bệnh không cao. Mặt khác, với quan niệm tiêm phòng làm cho vật nuôi chậm lớn, ảnh hưởng đến sinh sản, nhiều hộ gia đình không cho cán bộ thú y tiêm phòng cho vật nuôi.

Anh Trần Văn Hưởng, ở xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) cho biết, hàng ngày gia đình anh vẫn thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh chuồng trại, nhưng do sợ ảnh hưởng đến việc sinh sản của bò cái nên 2 năm nay gia đình anh không thực hiện tiêm phòng, đến khi đàn bò 5 con phát bệnh LMLM (ngày 18-8-2014) thì đã quá muộn.

Cạnh nhà anh Trần Văn Hưởng, đàn bò gia đình anh Huỳnh Văn Thật cũng chưa được tiêm phòng. Theo anh Thật, đàn bò nhà anh có 8 con, trong đó có 5 con bò cái đang chuẩn bị sinh, nên tiêm phòng sẽ làm “nóng sữa”, ảnh hưởng đến bò con. Thống kê của UBND xã Phước Thuận cho thấy, toàn xã hiện có hơn 1.500 con bò.

Theo kế hoạch tiêm phòng vắc xin LMLM của Chi cục Thú y, hàng năm, xã Phước Thuận đều thực hiện 2 đợt tiêm phòng chính và các đợt tiêm phòng bổ sung cho đàn bò mới nhập về. Tuy nhiên, công tác tiêm phòng gặp nhiều khó khăn do không có sự hợp tác từ phía các hộ gia đình chăn nuôi. Bình quân hàng năm, việc tiêm phòng LMLM trên đàn bò chỉ đạt từ 50-60%. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc bùng phát bệnh LMLM.

Kết quả khảo sát hàng năm của Chi cục Thú y, đàn thủy cầm của tỉnh mang trùng vi rút cúm H5N1, nhất là đàn ngan con nguồn gốc tại địa phương có tỷ lệ lưu hành vi rút cao.

Nguyên nhân của tình trạng này được xác định là do từ năm 2004 đến năm 2013, BR-VT không bắt buộc phải tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm. Vì vậy, trong khoảng 9 năm qua, người chăn nuôi đã “quên” đi lợi ích của việc tiêm phòng và nhiều hộ chăn nuôi bỏ việc tiêm phòng để tiết kiệm chi phí.

Tại xã Long Mỹ (huyện Đất Đỏ),trong tổng số khoảng 130.000 gia cầm chỉ có đàn vịt được hỗ trợ tiêm phòng dịch cúm, còn đàn gà nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình hầu như không được tiêm phòng bởi người nuôi phải tự bỏ chi phí. Theo đánh giá chung của các trạm thú y trên địa bàn tỉnh, đây chính là nguy cơ tái phát dịch cúm rất lớn.

Để dịch bệnh trên vật nuôi của người chăn nuôi không tái phát, ngoài những giải pháp mà ngành thú y đang triển khai, việc giải thích cặn kẽ cho người chăn nuôi việc tiêm phòng là rất cần thiết. Khuyến cáo của ngành thú y cũng cho thấy, tiêm vắc xin không ảnh hưởng đến sự phát triển gia súc, gia cầm. Đây chính là giải pháp hướng đến việc tiêm phòng được triển khai tự nguyện nhằm bảo đảm dịch bệnh không tái phát từ hoạt động chăn nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Miền Trung Trồng Ớt Cay Hái Quả Đắng Nông Dân Miền Trung Trồng Ớt Cay Hái Quả Đắng

Vào tháng 1-2014, Báo SGGP đã có bài “Đừng để nông dân chịu cay”, phản ánh việc bà con nông dân ở tỉnh Nghệ An trồng ớt từ nguồn cung cấp giống của một người Trung Quốc. Một số địa phương vẫn âm thầm gieo trồng bất chấp những cảnh báo về dịch bệnh, đầu ra cho sản phẩm… Đến nay, ớt đã vào kỳ thu hoạch, nhưng không như lời hứa sẽ thu mua sản phẩm, thương lái Trung Quốc một đi không trở lại.

19/07/2014
Phát Triển Vùng Cây Dược Liệu Cần Tuân Thủ Quy Hoạch Và Tránh Ồ Ạt Phát Triển Vùng Cây Dược Liệu Cần Tuân Thủ Quy Hoạch Và Tránh Ồ Ạt

Lào Cai có đặc điểm khí hậu, địa hình thích hợp để phát triển nhiều loại cây dược liệu. Những năm gần đây, nhiều gia đình đã trồng cây dược liệu làm hàng hóa, đem lại thu nhập khá và ổn định. Tỉnh có chủ trương không mở rộng diện tích trồng cây dược liệu ồ ạt, mà dựa trên cơ sở phân tích thị trường, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

05/12/2014
Mô Hình Sản Xuất Lúa Trên Ruộng Nhiễm Phèn, Mặn Cho Kết Quả Tốt Mô Hình Sản Xuất Lúa Trên Ruộng Nhiễm Phèn, Mặn Cho Kết Quả Tốt

Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát (Bình Định) vừa tổng kết mô hình sản xuất thử nghiệm giống lúa ĐV108 trên ruộng nhiễm phèn, mặn vụ Hè Thu ở xã Cát Minh.

19/07/2014
Giống OM 5451 Khan Hàng Giống OM 5451 Khan Hàng

Do nông dân ồ ạt lựa chọn giống OM 5451 để gieo sạ trong vụ Đông xuân 2014 - 2015, nên nhiều HTX và đại lý cung cấp lúa giống trên địa bàn huyện Long Mỹ đang trong tình trạng khan hiếm nguồn cung đối với loại giống này. Trước thực trạng này, ngành chức năng sẽ liên kết với các công ty doanh nghiệp để cung ứng nguồn giống chất lượng đáp ứng nhu cầu của bà con.

05/12/2014
Huyện Cao Phong (Hòa Bình) Trồng Mới 100 Ha Cam, Quýt Huyện Cao Phong (Hòa Bình) Trồng Mới 100 Ha Cam, Quýt

Diện tích đã trồng thêm tập trung ở các xã Yên Thượng, Tây Phong, Nam Phong, Thu Phong và Tân Phong. Toàn huyện hiện có 1.120 ha, trong đó gần 548 ha cam, quýt đang trong thời kỳ kinh doanh, sản lượng cả vụ đạt trên 16.000 tấn, giá trị bình quân đạt từ 600 - 750 triệu đồng/ha.

19/07/2014