Nghề Nuôi Gà Thịt Không Dễ
Anh Bùi Thanh Tuấn (xã Định Thủy - Mỏ Cày Nam - Bến Tre) mới xuất bán 600 con gà thả vườn, thu lãi trên 30 triệu đồng. Nhiều người nghe qua, tấm tắc ngợi khen: Trời cho anh Tuấn, mùa Tết này anh ta làm giàu!
* Nuôi gà mạo hiểm
Mức giá gà thịt hiện nay từ 85.000 đến 95.000 đồng/kg là điều thuận lợi cho người nuôi. Ông Dương Chiến Công kể: Có người nuôi, sau vụ thu hoạch lời 100 triệu đồng nhưng cũng có người nuôi xong bị lỗ, mất vốn. Ông Hai Chum mới chuẩn bị bán nhưng chưa kịp xuất chuồng thì gà chết mấy ngàn con (khoảng 1,5 kg/con).
Người chăn nuôi đảm bảo nghiêm ngặt công tác thú y và tích lũy kinh nghiệm để góp phần giảm thiệt hại. Ông Công thí dụ thêm, như ông Bùi Thanh Tuấn, nhiều kinh nghiệm nhưng có đợt cũng “rớt” 2.000 con. Anh Tuấn, người đã đến với nghề nuôi gà thả vườn cách nay 7 năm, nhận định: Nuôi gà không dễ chút nào. Thành công hôm nay là kết quả của một thời gian dài đeo đẳng rút ra nhiều bài học kinh nghiệm.
* Một “bác sĩ” kỹ tính
Ngày nay, người nuôi gà cần hiểu biết rành rẽ và giỏi về công tác thú y mới có thể thành công. Kinh nghiệm từ những người nuôi gà nhiều năm và có thành công nổi trội như ông Phan Thế Hào, Bùi Thanh Tuấn… là không ngừng học hỏi, nghiên cứu. Một mặt nghiên cứu trong tài liệu, từ bạn bè hướng dẫn, nghề dạy nghề, mặt khác, ông Hào không từ bỏ một cuộc hội thảo nào liên quan đến chuyên đề từng chứng bệnh trên gà. Còn anh Tuấn: “Ở đâu có hội thảo, chúng tôi cũng tìm đến. Đó là sự đầu tư, nâng cao tay nghề, còn quan trọng hơn cả vốn liếng”.
Người nuôi gà phải biết thói quen gà ăn, ngủ, tiêu ra phân thế nào là gà tăng trưởng bình thường. Khi có dấu hiệu khác thường, người nuôi phải phát hiện ngay để kịp thời điều trị. Gà ăn hỗn hoặc gà “đi” phân trắng, phân xanh hoặc ngủ gom cụm lại… cũng là hiện tượng gà bệnh. Ngoài ra, gà có đặc tính là sợ lạ, nếu gặp người lạ, gà hoảng hốt sẽ dễ tiêu chảy.
Để trở thành một “bác sĩ” thú y giỏi, cần làm phẫu thuật để tìm hiểu, phân tích kỹ bệnh của gà. Bằng cách này, anh Tuấn đã tự tin vào tay nghề để phát triển đàn gà lên cả triệu con và giúp đỡ nhiều người mới vào nghề biết cách phòng và điều trị bệnh cho gà. Muốn nuôi gà tốt phải chọn vùng đất cao ráo, không bị ngập nước. Vào mùa mưa, những nơi không có địa hình thuận lợi thì không thể nuôi gà để phục vụ thị trường Tết.
Có thể bạn quan tâm
Mô hình nuôi heo rừng lai được triển khai thử nghiệm ở huyện Tây Trà (Quảng Ngãi) từ năm 2010, với kinh phí 1,3 tỷ đồng trích từ nguồn vốn 30a. Mô hình hứa hẹn sẽ giúp đồng bào miền núi giải quyết bài toán trồng cây gì, nuôi con gì để thoát nghèo. Thế nhưng, qua hơn 1 năm triển khai, mô hình trên đã không mang lại hiệu quả.
Ông Huỳnh Kim Khánh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Khánh Hòa, vừa cho biết: Tại Khánh Hòa, tính đến thời điểm này đã có khoảng 50 tấn tôm hùm nuôi bị chết (chủ yếu do bệnh sữa), ước thiệt hại cho người nuôi trên 50 tỷ đồng. Hiện nay, phác đồ mới điều trị bệnh sữa trên tôm hùm chỉ mới áp dụng thực nghiệm trên 10 hộ nuôi tại huyện Vạn Ninh. Kết quả còn chờ Bộ NN-PTNT thẩm định, đánh giá. Theo ông Khánh, hiện người nuôi tôm đang lạm dụng thuốc kháng sinh để chữa bệnh cho tôm.
Xã Tân Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp nép bên bờ sông Hậu một thời có chợ Chiếu nổi tiếng, nay có thêm chợ Rơm. Khác với chợ Chiếu chuyên họp về đêm, chợ Rơm họp ngày với các ghe rơm chất ngất, chủ yếu bán cho người SX nấm...
Hiện nay, xu hướng tiêu dùng rau hữu cơ (RHC) ngày càng tăng trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước phát triển, vì đây là sản phẩm an toàn trong bảo vệ sức khỏe và môi trường. Tại Việt Nam nói chung và TP. HCM nói riêng, khi mức sống của người dân ngày càng được nâng cao thì xu hướng sử dụng RHC ngày càng tăng. Tại các quận, huyện ngoại thành TP. HCM các mô hình trồng rau sạch đều được bà con nông dân áp dụng thành công và mang lại nhiều kết quả khả quan cho gia đình và xã hội.
Ngày 14-8-2012, Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản đã tổ chức lớp tập huấn về nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh bền vững theo quy phạm thực hành nuôi tốt và quy tắc nuôi có trách nhiệm cho hơn 100 hộ nuôi là xã viên HTX nuôi trồng thuỷ sản Giao Phong (Nam Định) và các chủ đầm nuôi lân cận.