Nghề Nuôi Cá Lồng Biển Ở Trường Sa
Từ nhiều năm nay, tại đảo Ðá Tây thuộc quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) có thêm một nghề mới: Nghề nuôi cá lồng biển.
Ngoài nhiệm vụ chính là canh giữ biển trời thiêng liêng của Tổ quốc, các chiến sĩ ở đảo còn thuần hóa thành công một số giống cá nước lợ được mang ra từ đất liền để nuôi trong môi trường nước mặn theo công nghệ nuôi cá lồng biển của Na Uy.
Ðảo Ðá Tây nằm ở phía nam quần đảo Trường Sa, là một trong những hòn đảo đẹp, có vị trí quan trọng. Ðảo có dạng hình quả trám, nằm theo hướng đông bắc-tây nam, ở giữa là một cái hồ, có độ sâu không đều. Nghề nuôi cá lồng biển ở đảo Ðá Tây được triển khai thí điểm từ năm 2007.
Ðến năm 2008, mô hình này tiếp tục được mở rộng. Hải đoàn 129 trực thuộc Quân chủng Hải quân được giao nhiệm vụ thực hiện Dự án "Thí điểm nuôi trồng hải sản đảo Ðá Tây-Trường Sa". Từ khi triển khai dự án, đến nay, Hải đoàn 129 đã nuôi thành công một số loài cá như: Cá chim trắng, cá chẽm, cá hồng đen, cá mú.
Trung úy Nguyễn Văn Thường (quê Ninh Bình), dẫn chúng tôi ra thăm lồng cá và cho biết: Hằng ngày, ngoài nhiệm vụ chính làm công tác thông tin, bảo vệ chủ quyền, tôi còn kiêm nhiệm vụ nuôi cá lồng biển. Trước khi ra đảo, tôi có nhiều năm nuôi cá cho nên được đơn vị tín nhiệm, giao nhiệm vụ.
Ở đây có tám lồng cá, mỗi lồng thả bình quân từ 700 đến một nghìn con. So với các loài cá nuôi thí điểm, cá chim trắng, cá chẽm có ưu điểm dễ thuần hóa, chúng thường ăn cám và đạt năng suất cao. Trung bình mỗi năm đảo Ðá Tây đã nuôi được hai tấn cá chim trắng và hơn một tấn cá chẽm.
Cá chim trắng đến tuổi thu hoạch có trọng lượng hơn 3 kg/con, cá chẽm khoảng 2,5 kg. Bên cạnh mặt thuận lợi, nghề nuôi cá lồng biển ở đây cũng gặp một số khó khăn nhất định như: Ðiều kiện thời tiết, khu nuôi xa đất liền.
Tháng 11, 12 sóng to, gió lớn, biển động dữ dội cho nên việc đi lại ra lồng cá gặp nhiều khó khăn, trong khi đó theo quy định một ngày cá phải được ăn ít nhất một lần. Thực tế cho thấy, qua tám năm nuôi cá lồng biển, Hải đoàn đưa về đất liền tiêu thụ được hơn 23 tấn cá. Khi chúng tôi đến, phần lớn số cá nuôi đã được đưa về đất liền nên chỉ còn duy trì ba lồng.
Trao đổi ý kiến với chúng tôi, Chỉ huy trưởng đảo Ðá Tây Bùi Duy Việt cho biết: Qua thời gian thực hiện dự án, Hải đoàn đã xác định được giống nuôi, từng bước nắm bắt kỹ thuật, công nghệ nuôi các loài cá nói trên.
Bên cạnh đó, Hải đoàn còn quan tâm đến công tác huấn luyện, đào tạo lý thuyết và thực tế cho hơn 130 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia nuôi trồng hải sản tại quần đảo Trường Sa, mỗi lượt từ hai đến ba tháng. Nghề nuôi cá lồng biển bước đầu mở ra hướng phát triển kinh tế mới, tạo tiền đề cho việc thành lập làng chài tại đảo Ðá Tây.
Có thể bạn quan tâm
Với việc chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu giống cây ăn quả theo hướng nâng cao giá trị kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường, các nhà vườn tập trung đầu tư phát triển mạnh các giống cam như: đường canh, cam sành, cam V2. Riêng cam đường canh, tính đến đầu tháng 12, nông dân trong huyện đã thu hoạch được trên 500 tấn.
Quả đúng vậy, ở thôn Phước Thọ, xã Tân Phước (thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận), ông là người thường xuyên có mãng cầu chính vụ và trái vụ, bán đi các nơi, kể cả ngoài tỉnh. Đất ở Tân Phước đa phần là đất cát pha, thích hợp với mãng cầu, chính vì vậy, khi nhiều người nông dân Tân Phước chuộng cây xoài, thanh long, ông vẫn tập trung vào mãng cầu, cho dù loại cây này dễ cỗi nếu chăm sóc không hợp lý, hoặc thiếu nước tưới bổ sung.
Dự án JICA - SOFRI “Tăng cường hệ thống khuyến nông để áp dụng hệ thống canh tác và kỹ thuật trồng trọt hiệu quả cho nông dân nghèo vùng đồng bằng sông Cửu Long” giữa Viện Cây ăn quả miền Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).
Phát huy tiềm năng, lợi thế về địa hình, thổ nhưỡng, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đã và đang tập trung phát triển kinh tế vườn, xem đó là động lực để cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập của người dân, làm tiền đề để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ NN-PTNT và Hiệp hội Rau quả Việt Nam vừa có báo cáo tổng hợp về kết quả xuất khẩu trái cây cả năm 2014 cho thấy các doanh nghiệp và nhà vườn đều thắng lớn. Tính đến ngày 26-12, xuất khẩu trái cây các loại đã đạt tổng kim ngạch là 1,477 tỷ USD (tăng hơn 37% so với năm 2013). Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu rau, quả chỉ khoảng 521 triệu USD. Như vậy, năm 2014 chúng ta đã đạt xuất siêu rau, quả gần 1 tỷ USD.