Tháng 8, thu hoạch 5.633 tấn trái cây
Cụ thể là 690,8 tấn chôm chôm, 413,7 tấn cam, 1.005 tấn nhãn, 1.910,4 tấn chanh, 369,6 tấn bưởi, 120 tấn xoài, 40 tấn sầu riêng, cây khác 1.103,43 tấn.
Sản lượng trái cây tăng so với cùng kỳ năm trước là bởi một số diện tích nhãn bị bệnh chổi rồng đã hồi phục, cho trái. Mặt khác, một số loại cây nhà vườn trồng thay thế cây nhãn bị bệnh từ những năm trước đã bắt đầu cho thu hoạch.
Để khôi phục lại diện tích vườn, từ đầu năm 2014 đến nay, nhân dân trong huyện đã cải tạo 600ha đất vườn trồng nhãn kém hiệu quả hoặc vườn tạp hiệu quả thấp sang trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao.
Hầu hết diện tích vườn được chuyển đổi, nhân dân đều áp dụng biện pháp trồng xen nhiều loại cây ăn trái ngắn ngày để vừa lấy ngắn nuôi dài, vừa tránh rủi ro.
Những loại cây trồng được sử dụng nhiều là nhãn Idor, chôm chôm, xoài, sầu riêng và dừa. Được biết huyện Long Hồ hiện có hơn 6.694ha vườn cây ăn trái, trong đó có 6.274ha đang trong giai đoạn cho trái.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 24.7, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) tổ chức thả 20 nghìn con cá giống điêu hồng tại 4 lồng bè nuôi cá thí điểm tại khu vực đập phụ, cửa xả nước Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 (thuộc thôn 3, xã Trà Đốc).
Chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH) là biện pháp đang được nhiều hộ chăn nuôi áp dụng trước tình hình các loại dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp. Những nguyên tắc đơn giản của phương pháp chăn nuôi ATSH có thể áp dụng đa dạng với quy mô từ nhỏ đến lớn.
Những năm gần đây, phong trào nuôi lươn tại xã Mỹ Hiệp Sơn ngày càng được nông dân chọn làm mô hình kinh tế quan trọng của gia đình, bởi chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, cho lợi nhuận cao và nhất là giá thị trường rất ổn định. Ông Phạm Văn Ba ngụ ấp Hiệp Thành, xã Mỹ Hiệp Sơn (Hòn Đất - Kiên Giang) là hộ điển hình thành công với mô hình này.
Mỗi hộ được hỗ trợ 10 cặp bồ câu giống và 50% chi phí thức ăn (30 ngàn đồng/cặp). Sau thời gian 4 tháng, khi bồ câu sinh sản đã đủ số lượng 10 cặp con giống đầu tiên thì các hộ này sẽ chuyển giao con giống cho những hộ nuôi tiếp theo.
Dịch bệnh trên tôm nuôi đang có dấu hiệu lây lan hầu hết tại các vùng nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Cà Mau gồm các huyện: Đầm Dơi, Ngọc Hiển, Năm Căn, Phú Tân, Cái Nước và Thới Bình.