Nghệ An tăng cường quản lý lợn giống và thức ăn chăn nuôi
Mục đích triển khai quản lý lợn đực giống nhằm tăng cường công tác quản lý về giống vật nuôi đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng bền vững-hiệu quả-nâng cao giá trị gia tăng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chất lượng Lợn đực giống, phát huy hiệu quả lai tạo giống, nâng cao chất lượng đàn lợn của tỉnh; nâng cao nhận thức của người chăn nuôi trong việc chọn lọc giống, lai tạo giống, sử dụng tinh và sử dụng lợn đực giống để phối giống cho lợn nái.
Theo đó, kế hoạch gồm các nội dung như: Triển khai thống kê, phân loại lợn đực giống; đánh giá, phân loại và đeo thẻ tai cho lợn đực giống và công khai kết quả; xử lý kết quả, nhập số liệu, thông tin và hồ sơ theo dõi lợn đực giống; đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền về tác dụng của việc sử dụng lợn đực giống đạt tiêu chuẩn và tác hại của sử dụng lợn đực giống kém chất lượng đến người chăn nuôi.
Hội nghị cũng đã thảo luận, triển khai công tác quản lý thức ăn chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Theo đó, bên cạnh việc tuyên truyền về các quy định trong lĩnh vực này, còn tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề chất lượng và an toàn thức ăn chăn nuôi; kiểm tra điều kiện cơ sở sản xuất, kinh doanh và an toàn thức ăn chăn nuôi; kiểm tra giám sát chất lượng và ATTP đối với nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi thành phẩm; kiểm tra giám sát chất cấm trong sản xuất, sử dụng thức ăn chăn nuôi.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Vi Lưu Bình - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT nêu rõ: Công tác giống có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển chăn nuôi, là một trong những yếu tố tiên quyết đến chất lượng sản phẩm, hiệu quả chăn nuôi. Tuy nhiên trong thời gian qua, công tác này vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu của người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó là tình trạng lạm dụng các chất cấm, chất kích thích, kháng sinh tràn lan, gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe người tiêu dùng. Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 nhà máy và trên 70 hãng sản xuất đang cung ứng thức ăn chăn nuôi với hàng trăm loại sản phẩm khác nhau. Qua điều tra có 100% trang trại, gia trại và trên 60% số hộ chăn nuôi có sử dụng thức ăn công nghiệp, một số sử dụng thức ăn dư thừa hoặc các chất bổ sung, thuốc thú y… là những đối tượng có nguy cơ cao về chất lượng và ATTP.
Trước yêu cầu ngày càng cao của phát triển chăn nuôi, nhu cầu người tiêu dùng cũng như yêu cầu, thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế, quản lý lợn đực giống và thức ăn chăn nuôi được coi là một yêu cầu cần thiết và bắt buộc. Sau hội nghị cấp tỉnh, các huyện sẽ tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch này, theo đó từng vấn đề cụ thể của các kế hoạch này phải được triển khai đến tận cấp quản lý cơ sở, tuyên truyền đến tận người chăn nuôi để bà con có sự lựa chọn tốt nhất trong phát triển chăn nuôi.
Có thể bạn quan tâm
Ảnh hưởng của cơn bão số 3 kèm mưa to, gió mạnh vừa qua đã khiến nhiều diện tích rau trong tỉnh bị dập nát, hư hỏng. Người trồng rau vì thế cũng phập phồng, lo lắng khi quyết định xuống giống rau vụ đông, bởi mùa mưa bão đã bắt đầu...
Thời tiết tiếp tục khô hạn ở Bắc và Trung Bộ nên lượng muối sản xuất tăng mạnh, lượng muối tồn chờ tiêu thụ cũng lớn, song nhờ tác động của việc triển khai mua tạm trữ, nên giá muối một số vùng tăng nhẹ so với tháng trước.
Sau một thời gian dài trầm lắng, xuất khẩu gạo của nước ta đang có hy vọng khởi sắc trở lại vào cuối năm nay và đầu năm tới, nhất là sau khi trúng thầu lớn ở Philippines và khả năng xuất khẩu sang Indonesia...
Giống dưa sừng vàng châu Phi với hình dáng lạ mắt được bán tại thị trường Việt Nam với giá khoảng 10.000 đồng/hạt giống.
Bắt đầu vào thu hoạch chính vụ nhưng hồng Đà Lạt lại rớt giá mạnh. Hồng giòn, hồng trứng các loại thu mua từ nhà vườn giá chỉ còn 2.000 - 3.000 đồng/kg