Nghệ An Hội Thảo Kết Quả Mô Hình Nuôi Thương Phẩm Cá Chạch Quế

Ngày 20/9/2014, tại Trung tâm Giống thủy sản Yên Lý (huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An tổ chức Hội thảo mô hình nuôi thương phẩm cá chạch quế, nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của mô hình, đồng thời bàn giải pháp nhân rộng mô hình nuôi thương phẩm cá chạch quế trên địa bàn tỉnh.
Tham dự Hội thảo có ông Trần Hữu Tiến - PGĐ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An, ông Trần Xuân Học - Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Nghệ An, ông Phan Tiến Chương - Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An, Trung tâm Khuyến nông Nghệ An và đại diện Phòng nông nghiệp, Trạm Khuyến nông các huyện, thành thị, các hộ dân có tiềm năng nuôi thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh.
Tại hội thảo, đại biểu được nghe báo cáo kết quả xây dựng mô hình, đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nuôi cá chạch quế. Hội thảo tập trung thảo luận các vấn đề cơ bản như: Con giống, thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học, chuẩn bị ao nuôi, thả giống, chăm sóc quản lý, theo dõi tăng trưởng, phòng và trị bệnh cho cá.
Theo báo cáo kết quả của Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An, mô hình nuôi cá chạch quế có quy mô 2.000 m2, được triển khai thực hiện tại xã Yên Lý, huyện Diễn Châu. Mật độ thả 90 con/m2, kích cỡ giống thả 0,5 g/con (2.000 con/kg). Sau thời gian 5 tháng nuôi, tỷ lệ sống của cá đạt 60%, kích cỡ thu hoạch bình quân 35 con/kg; Sản lượng thu hoạch đạt 3.100 kg chạch thương phẩm;
Năng suất đạt 15,5 tấn/ha/vụ; Hệ số chuyển đổi thức ăn FCR = 1,9. Theo đánh giá, cá chạch quế có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, tỷ lệ sống cao, ít bị bệnh, năng suất cao, thích nghi tốt trong điều kiện sinh thái tại Nghệ An, là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao cần được nhân rộng trên địa bàn.
Hội thảo kết quả mô hình nuôi thương phẩm cá chạch quế lần này là tiền đề cho cán bộ kỹ thuật cơ sở, các hộ nắm bắt kinh nghiệm, kỹ thuật và trang bị kiến thức, chuẩn các bị điều kiện để triển khai mô hình này trên toàn tỉnh.
Related news

Xuất phát từ một vài hộ dân nuôi nai đạt hiệu quả kinh tế cao, cuối năm 2011 Hội Nông dân xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) đứng ra thành lập câu lạc bộ nuôi nai nhằm tạo việc làm thêm, cải thiện kinh tế cho các hộ nông dân của xã. Đến nay, mô hình này đã bắt đầu phát huy hiệu quả đáng khích lệ.

Cua biển (Scylla serrata) là một trong những loài giáp xác phổ biến ở các vùng biển Việt Nam. Với phẩm chất thịt ngon, được thị trường ưa chuộng, Cua biển đang trở thành đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế.

Hết lòng với ND, đó là phương châm làm việc của anh Dương Quang Tiến - Chủ tịch Hội ND xã Thượng Đình, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Gần 20 năm làm thủ lĩnh nông dân, anh Tiến được hội viên, ND tin tưởng.

Người dân trồng chuối cho biết, mọi năm giá chuối từ 5.000 – 6.000 đồng/kg nay chỉ bán được từ 500 – 1.000 đồng/kg và đây là mức thấp nhất trong vòng mười năm trở lại đây. Với giá này, phải bán từ 10 – 20kg chuối mới được 1kg gạo. Không bán được chuối, nhiều người phải đào các loại củ rừng về bán để có tiền mua gạo

Nhiều đoàn doanh nghiệp Mỹ, châu Âu tham dự triển lãm quốc tế thực phẩm nhà hàng và khách sạn đang diễn ra tại TP.HCM (28 – 30.9) đã tranh thủ tìm mua cá tra. Thị trường xuất khẩu đang khá sôi động, khách hàng cần mua số lượng lớn để bán vào mùa tiêu thụ cuối năm nhưng nguyên liệu cá lại thiếu trầm trọng