Làm Giàu Từ Cây Vải
Sau 23 năm phục vụ quân đội, năm 1990 ông Năng Văn Tuyến, thôn Quan Ngoại, xã Tam Quan (Tam Đảo) trở về địa phương với hai bàn tay trắng. Kinh tế gia đình ông ngày càng khó khăn và vất vả, bởi nguồn thu nhập gia đình lúc đó chủ yếu dựa vào 5 sào ruộng. Năm 1996, ông Tuyến đã bàn với gia đình mua 2 mẫu diện tích đất đồi của HTX với thời gian 50 năm để trồng cây ăn quả và chăn nuôi.
Sau 3 năm, ông đã trồng được 200 gốc vải, chủ yếu vải Lục Ngạn. Thu nhập ban đầu chẳng đáng là bao, chỉ vài triệu đồng. Nhưng với sự cần cù, chịu khó, nghiên cứu các kỹ thuật trồng cây, ươm giống, tìm hiểu trên các tài liệu, sách vở về kiến thức chăm sóc cây vải… Đến nay, gia đình ông đã thu nhập cao từ cây vải ngon. Khi chúng tôi trao đổi với ông về những bài học và kinh nghiệm để mang lại năng xuất cao từ cây vải, ông cho biết “Bên cạnh thời tiết, sương muối những năm quá rét, mưa nhiều, cùng với sâu cắn cuỗng, bướng, bọ xít cũng làm ảnh hưởng đến sự ra quả của cây vải.
Điều quan trọng nhất để cho năng suất cao, quả ngon, màu quả đẹp, không bị sâu bọ, bán được đầu mua với giá cao thì phải biết quan sát, điều chỉnh đúng thời vụ nếu không sẽ ảnh hưởng đến năng xuất hoặc vải sẽ ra muộn thì giá bị giảm đi. Để làm điều đó tôi đã bẻ ngọn từ lúc bé, lấy giao tiễn gốc đúng thời điểm và phun thuốc, bón phân…”. Ngoài ra, ông còn tích cực tham gia các lớp tập huấn khuyến nông về, trồng cây ăn quả.
Không chỉ làm giàu từ cây vải, ông còn đầu tư hơn 300 triệu đồng để xây dựng chuồng trại nuôi gà trên diện tích đồi chủ yếu là gà thương phẩm. Hiện nay, gia đình ông có hơn 5.000 con gà thương phẩn, mỗi năm ông nuôi được 4 lứa/năm, với thu nhập từ gà mỗi năm vài trăm triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm
Bào ngư có đặc điểm khá lạ là có 9 lỗ khi trưởng thành, bình thường cũng có 9 lỗ nhưng là lỗ ngầm, chưa lộ ra. Dân tự do bất chấp mùa sinh sản hay không, bất kể con to hay con nhỏ, có đủ lỗ hay chưa cũng bắt bằng sạch. Đáy biển quanh đảo hàng ngày bị các đội thợ lặn sục sạo, loại sản vật đặc hữu đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng khiến cho chính quyền Bạch Long Vĩ phải ra văn bản giao biển, giao bãi cho dân như trên đất liền giao ruộng
Cục Trồng trọt, Bộ NN- PTNT vừa có Quyết định số 431/QĐ - TT - CLT ngày 8/9/2011 công nhận hai giống lúa quốc gia cho Công ty CP Giống cây trồng Quảng Ninh
Hạ Hòa là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, nơi có tỷ lệ người nông dân chiếm đa số. Trong những năm qua, trung tâm khuyến nông huyện đã tích cực tư vấn cho người nông dân ở Hạ Hòa chuyển đổi mô hình kinh tế vươn lên thoát nghèo
Ông Nguyễn Trí Ngọc - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) đã khẳng định như vậy khi trao đổi với NTNN về vụ việc doanh nghiệp ở Đồng Tháp không thu mua lúa cho nông dân dù đã ký kết hợp tác làm cánh đồng mẫu.
Theo đó, Đồng Nai chọn thực hiện thí điểm BHNN trong chăn nuôi đối với bò, heo, gà, vịt trên địa bàn các xã: Xuân Định, Bảo Hòa, Suối Cao (Xuân Lộc); Phú Xuân, Phú Thanh, Phú Lâm (Tân Phú); Phú Túc, Gia Canh và Phú Hòa (Định Quán)