Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

An toàn tàu cá

An toàn tàu cá
Ngày đăng: 23/09/2015

Ngư dân đánh bắt khơi xa thường xuyên liên lạc về bờ để nắm thông tin thời tiết

Vì vậy Bình Định đã tăng cường công tác thông tin liên lạc, nâng cấp trạm bờ kết nối với tổng đài của Bộ NN-PTNT nhằm giám sát và hỗ trợ các tàu cá hoạt động trên biển.

Hạn chế rủi ro

Theo Chi cục Khai thác & bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định, từ đầu năm đến nay, đã có 34 tàu cá với 307 ngư dân của tỉnh gặp nạn trên biển, tăng 18 tàu (144 lao động) so cùng kỳ năm trước.

Tài sản bị thiệt hại đã đành, có trường hợp gây tử vong cho ngư dân để lại nỗi đau lớn cho người thân.

Trong khi đó, công tác cứu hộ cứu nạn trên biển luôn gặp khó khăn, vì tàu cá thường gặp nạn trong mùa mưa bão, biển trở nên hung dữ, sóng to gió lớn.

Có nhiều trường hợp sau khi gặp nạn, hệ thống thông tin trên tàu bị hỏng, mất liên lạc với đất liền nên không ứng cứu kịp.

Đáng quan ngại hơn, thời tiết trên biển ngày càng trở nên “đỏng đảnh”, bão, áp thấp nhiệt đới xuất hiện bất thường không biết đâu mà lường.

Ngư dân Đỗ Văn Vương ở xã Hoài Thanh (Hoài Nhơn), thuyền trưởng tàu cá BĐ 97044 TS bị phá nước vào ngày 16/8 vừa qua khi đang đánh bắt ngoài khơi xa cho biết, thời tiết trên biển diễn biến bất thường lắm, đang yên ả bỗng nổi sóng dữ dội, cho tàu chạy tránh trú không kịp.

"May hôm ấy gặp tàu KN 628 cứu đưa vào đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nên 9 ngư dân trên tàu mới được bảo toàn tính mạng”, ông Vương nói.

Để hạn chế thiệt hại do thiên tai trên biển, những năm gần đây ngư dân Bình Định đã không tiếc tiền đầu tư đóng mới, nâng công suất tàu thuyền, nhất là máy móc phục vụ thông tin liên lạc.

Hiện hầu hết các tàu cá khai thác xa bờ đều được trang bị máy bộ đàm liên lạc tầm xa (ICOM) và được Nhà nước hỗ trợ nhiều trang thiết bị thông tin hiện đại khác.

Từ năm 2011 đến nay, thực hiện một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ khai thác, đánh bắt trên vùng biển xa theo tinh thần Quyết định 48 của Chính phủ, Bình Định đã hỗ trợ kinh phí cho ngư dân mua và lắp đặt 1.920 máy HF trên tàu cá.

Ngoài ra, từ năm 2013 đến nay, dự án Hệ thống quan sát tàu cá, vùng đánh bắt và nguồn lợi thủy sản bằng công nghệ vệ tinh (Movimar) của Bộ NN-PTNT đã hỗ trợ 305 bộ thiết bị kết nối vệ tinh Movimar để lắp đặt cho tàu cá.

Từ đầu năm đến nay, 2 trạm bờ ở Bình Định đã nhận được hơn 310.100 tin nhắn của ngư dân, trong đó có 219.837 tin nhắn của tàu đang đánh bắt khơi xa. Nhờ đó ngành chức năng nắm bắt được lịch trình di chuyển của tàu cá. Thông qua trạm bờ, ngư dân cũng nắm bắt được diễn biến thời tiết trên biển, kịp thời tìm nơi tránh trú an toàn khi có biến cố xảy ra. Nhờ được trang bị các thiết bị hiện đại, việc liên lạc giữa các tàu cá đang đánh bắt trên biển, liên lạc với gia đình và các trạm bờ trên đất liền của ngư dân đã được cải thiện rõ rệt.

Nhờ đó, ngành chức năng xác định được vị trí tàu cá của ngư dân đang khai thác ở các vùng biển xa, biết được tình hình hoạt động của ngư dân, kịp thời thông tin cho ngư dân về ngư trường, thời tiết.

An toàn là nhiệm vụ quan trọng

Theo ông Nguyễn Công Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục KT&BVNLTS Bình Định, an toàn cho ngư dân đang khai thác trên biển, nhất là vào mùa mưa bão được cơ quan chuyên môn đặt làm nhiệm vụ quan trọng.

Bên cạnh việc đẩy mạnh kiểm tra, giám sát hoạt động đăng ký, đăng kiểm tàu cá của ngư dân, còn tăng cường cán bộ túc trực tại 2 trạm bờ, 1 ở TP Quy Nhơn và 1 ở huyện Hoài Nhơn để giám sát tàu cá hoạt động trên biển nhằm bảo đảm liên lạc thường xuyên với ngư dân.

“Đặc biệt, chúng tôi phân tần số thông tin liên lạc riêng cho tàu thuyền từng địa phương nhằm chống nghẽn mạng, đảm bảo liên lạc thông suốt trong suốt mùa mưa bão”, ông Bình nói.

Cũng theo ông Bình, tỉnh sẽ nâng cấp 2 trạm bờ để kết nối với tổng đài của Bộ NN-PTNT nhằm quản lý tàu cá và hỗ trợ đảm bảo an toàn cho ngư dân.

Chi cục cũng đã củng cố tổ chức, hoạt động của lực lượng phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chuyên ngành thủy sản.

Đồng thời phối hợp với Đài Thông tin duyên hải Quy Nhơn tổ chức phổ biến, tập huấn hướng dẫn ngư dân các biện pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai và tổ chức khai thác theo tổ đội đoàn kết...


Có thể bạn quan tâm

Triển khai mô hình sản xuất sữa hạt sen và trà lá sakê Triển khai mô hình sản xuất sữa hạt sen và trà lá sakê

Thực hiện Đề án Khuyến công Quốc gia năm 2015 của Cục Công nghiệp địa phương, ngày 20/8, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Đồng Tháp phối hợp với Công ty CP Ramsa tổ chức triển khai đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sữa hạt sen và trà lá sakê.

21/08/2015
Phát triển thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm xoài Phát triển thị trường, tìm đầu ra cho sản phẩm xoài

Văn phòng UBND tỉnh vừa tổ chức Hội thảo sản xuất và tiêu thụ xoài. Hội thảo do Bí thư Tỉnh ủy Lê Minh Hoan và Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương đồng chủ trì. Đại diện các sở, ngành, một số hợp tác xã và doanh nghiệp kinh doanh tiêu thụ xoài trên địa bàn tỉnh tham gia hội thảo.

21/08/2015
Khoai tây Trung Quốc đội lốt Đà Lạt tăng giá gấp bốn Khoai tây Trung Quốc đội lốt Đà Lạt tăng giá gấp bốn

Rửa sạch lớp đất đen của khoai tây Trung Quốc, sau đó phủ một lớp đất hồng phấn của Đà Lạt lên, giá khoai tây Trung Quốc lập tức tăng gấp 3 đến 4 lần.

21/08/2015
Tôm Việt đuối theo tỷ giá Tôm Việt đuối theo tỷ giá

Tỷ giá biến động, giá nguyên liệu nhân công tăng cao khiến sản phẩm tôm của Việt Nam khó cạnh tranh với các nước trong khu vực.

21/08/2015
Cuộc sống mới ở Trại Bò Cuộc sống mới ở Trại Bò

Từ UBND xã Keo Lôm đi dọc theo con đường nhựa vào huyện Điện Biên Đông đến ngã ba Trại Bò sẽ gặp khu dân cư với trên 40 ngôi nhà gỗ, lợp prô xi măng kiên cố, khang trang. Đó chính là bản Trại Bò. Hiện nay, bản có 45 hộ dân, tách thành 2 nhóm: Nhóm người dân tộc Khơ Mú và nhóm người dân tộc Mông. Chuyển về nơi ở mới và được hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, cuộc sống của người dân bản Trại Bò đã bước sang một trang mới.

21/08/2015