Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nghệ An Chế Biến Sứa Ăn Liền Tại Diễn Châu

Nghệ An Chế Biến Sứa Ăn Liền Tại Diễn Châu
Publish date: Tuesday. July 29th, 2014

Tỉnh Nghệ An có bờ biển dài hơn 80 km, cũng nhiều tiềm năng về khai thác và chế biến thủy sản, trong đó có sứa con. Tuy nhiên, việc chế biến sản phẩm từ sứa còn nhiều hạn chế.

Các cơ sở chế biến chủ yếu phát triển theo kiểu tự phát, chỉ mới dừng lại ở công đoạn sơ chế, nên hiệu quả không cao. Mặt khác, trong quy trình sản xuất chưa xử lý tốt nước thải, ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản quanh vùng. Để nghề chế biến mang lại hiệu quả kinh tế, việc áp dụng quy trình chế biến là điều cần thiết.

Một trong số ít những cơ sở chế biến sứa ăn liền uy tín, sản phẩm làm ra đã được tiêu thụ nhiều nơi trong cả nước là Công ty cổ phần Thủy sản Vạn Phần - Diễn Châu.

Chúng tôi về xã Diễn Vạn (huyện Diễn Châu) khi trời đã quá trưa, vị mặn mòi của biển nồng nàn cả không gian. Đến thăm Xưởng chế biến của Công ty CPTS Vạn Phần - Diễn Châu khi công nhân vẫn miệt mài làm việc để kịp hàng giao cho khách vào ngày mai.

Anh Hoàng Ngọc Lân - Quản đốc phân xưởng, Chủ nhiệm Dự án “Hỗ trợ xây dựng mô hình chế biến Sứa thương phẩm ăn liền tại huyện Diễn Châu” cho biết: Chúng tôi được Sở Khoa học và Công nghệ giao thực hiện dự án chế biến sứa ăn liền từ tháng 11/2012, với tổng nguồn vốn là 1.275.680.000 đồng, trong đó, từ ngân sách sự nghiệp khoa học là 499.700.000 đồng và vốn tự có của Công ty là 775.980.000 đồng.

Đến tháng 11/2014 này, dự án sẽ kết thúc, tuy nhiên, với công ty chúng tôi, việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm vẫn sẽ tiếp tục, vì chúng tôi đã có thị trường tiêu thụ tại sác siêu thị cũng như ở các chợ trong và ngoài tỉnh.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, dự án đã tiếp nhận chuyển giao quy trình kỹ thuật chế biến và bảo quản sản phẩm sứa ăn liền của Công ty cổ phần Chế biến hải sản Nam Định - tỉnh Nam Định với quy mô 20 tấn sứa ăn liền/2 năm, cho đến nay, sau hơn 1 năm thực hiện dự án, Công ty CPTS Vạn phần - Diễn Châu đã xuất xưởng được hơn 14 tấn sản phẩm sứa ăn liền.

Một trong những yêu cầu của sản phẩm thực phẩm, là đối với sản phẩm sứa ăn liền, phải đảm bảo yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì thế, công ty đã chú trọng đầu tư trang thiết bị đảm bảo hiệu quả sản xuất và an toàn vệ sinh thực phẩm, bố trí khu chế biến riêng biệt với khu nhà ở, nhà làm việc. dụng cụ và máy móc đều đảm bảo đúng yêu cầu.

Chị Võ Thị Thanh - cán bộ kỹ thuật lâu năm của xưởng chế biến cho biết: Quy trình chế biến sứa ăn liền gồm 7 công đoạn, gồm: lựa chọn và sơ chế nguyên liệu; định hình; rửa, bài muối; xử lý nhiệt (chần); ngâm tẩm dung dịch (dấm ớt, tỏi, gừng); đóng gói, hút chân không và bảo quản sản phẩm. Bất cứ công đoạn sản xuất nào cũng yêu cầu thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, để sản phẩm xuất xưởng luôn đảm bảo chất lượng và an toàn đối với người sử dụng.

Nhãn mác, bao bì cũng là yếu tố quyết định giá trị sản phẩm hàng hóa. Bao bì đóng gói là túi nhựa chuyên dụng. Công ty đã thiết kế nhãn mác bao bì theo quy chuẩn, với hình thức đẹp, bắt mắt và thể hiện được đặc trưng của thương hiệu Sứa ăn liền Vạn Phần. Trên bao bì có ghi rõ ngày sản xuất và hạn sử dụng. Đặc biệt, công ty đã đầu tư mua máy hút chân không đóng gói sản phẩm sứa ăn liền, đảm bảo sản phẩm sạch, thời gian bảo quản lâu hơn và sản phẩm nguyên vẹn trong quá trình vận chuyển.

Chị Nguyễn Thị Hải Hà - một người tiêu dùng ở Thành phố Vinh cho biết, sản phẩm chế biến sứa của Công ty CPTS Vạn phần - Diễn Châu sạch, không gợn cát, màu trắng tự nhiên, lại có sự đan xem, kết hợp với màu sắc của các gia vị ớt, tỏi, gừng... Sản phẩm có mùi thơm đặc trưng của sứa và gia vị, không có mùi tanh của sứa. Khi ăn có độ giòn, mùi vị mặn ngọt được kết hợp cân đối.

Là một dự án khoa học công nghệ cấp tỉnh đang được triển khai, mô hình chế biến sứa thương phẩm ăn liền của Công ty CPTS Vạn phần - Diễn Châu chú trọng hướng tới phổ biến quy trình sản xuất tới người dân. Công ty đã kết hợp với Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, kênh 16 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thực hiện chương trình Hướng nghiệp nhà nông, hướng dẫn cho bà con cách chế biến sứa ăn liền nhằm mở rộng một phương thức sản xuất, góp phần tăng việc làm và thu nhập cho người dân ven biển.


Related news

Dùng bảo hộ chống bảo hộ Dùng bảo hộ chống bảo hộ

Biết trước được hàng nông sản Việt sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi tham gia các hiệp định FTA, TPP, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam (VN) đã nêu lên các giải pháp ứng phó, trong đó có bài toán bảo hộ sản xuất trong nước.

Friday. September 4th, 2015
Đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị ngành chăn nuôi Đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị ngành chăn nuôi

Ngày 28.7.2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2664/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi (QHPTNCN) của tỉnh đến năm 2020. PV Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Đào Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, về mục tiêu và các giải pháp thực hiện quy hoạch nói trên.

Friday. September 4th, 2015
Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

5 năm qua, huyện Phù Cát đã triển khai nhiều giải pháp khuyến khích phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, làng nghề (CN-TTCN-LN), góp phần tạo điều kiện cho các cơ sở, doanh nghiệp (DN) phát huy nội lực, tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất có hiệu quả.

Friday. September 4th, 2015
Một nông dân đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới Một nông dân đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới

Đó là ông Phạm Sỹ Nhơn, ở thôn Nhơn Nghĩa Đông, xã Nhơn Phúc, TX An Nhơn. Tham gia nghĩa vụ quân sự năm 1992, đến năm 1994 ra quân, với ý chí quyết tâm làm giàu, ông đã làm đủ nghề, từ làm ruộng, nuôi bò, nuôi heo, mở cơ sở sản xuất gạch ngói, sản xuất nước đá... mang lại thu nhập cao, góp phần giải quyết việc làm. Ông luôn gương mẫu đi đầu trong việc hiến đất mở đường, ủng hộ tiền, ngày công xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới (XDNTM) ở địa phương.

Friday. September 4th, 2015
8 tháng khai thác trên 33.500 tấn thủy sản 8 tháng khai thác trên 33.500 tấn thủy sản

Theo Phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn, toàn huyện hiện có 2.367 tàu cá, tổng công suất 653.271 CV, trong đó có 1.750 tàu cá công suất từ 90 CV trở lên thường xuyên đánh bắt xa bờ. Nhờ các chính sách phát triển thủy sản của Nhà nước đi vào cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân đầu tư đóng mới, cải hoán tàu cá và trang bị các thiết bị hiện đại trên tàu, nên thời gian bám biển và sản lượng khai thác cao hơn trước.

Friday. September 4th, 2015