Ngao Chết Trên Diện Rộng Ở Tiền Hải (Thái Bình)
Từ ngày 31/7 đến nay, tại 2 huyện Thái Thụy và Tiền Hải (Thái Bình) đã xảy ra hiện tượng ngao nuôi bị chết. Ngay sau khi nhận được thông tin từ phía địa phương, Chi cục Nuôi trồng thủy sản (NTTS) và các đơn vị liên quan đã phối hợp đi kiểm tra tình hình thực tế tại các xã có diện tích nuôi ngao.
Qua điều tra, xác minh ban đầu, đến ngày 19/8/2014 diện tích có ngao chết ước khoảng 862 ha/3.293 ha, tập trung ở các xã Thụy Trường, Thái Ðô (Thái Thụy), Ðông Minh, Nam Thịnh (Tiền Hải).
Xã Thụy Trường có tổng diện tích nuôi ngao theo quy hoạch là 287 ha, xuất hiện ngao chết từ ngày 31/7/2014 với diện tích ước khoảng 120 ha/172 ha người dân thực nuôi (chiếm 70%); tỷ lệ ngao chết ước khoảng 30 - 35%, cỡ ngao dao động từ 75 - 90 con/kg, thiệt hại ước khoảng 805 tấn.
Hiện tại ngao tiếp tục chết rải rác trên toàn diện tích nuôi. Tại xã Thái Ðô, ngao chết trên 446,18 ha (diện tích do UBND xã quản lý) và 105 ha (diện tích thuộc Công ty Minh Phú quản lý).
Trên diện tích xã quản lý, hiện tượng ngao chết rải rác từ ngày 9/8/2014, ban đầu ước khoảng 10 ha/184,3 ha diện tích thực nuôi (thuộc khu vực Cồn Mờ); tỷ lệ ngao chết ước từ 5 - 7%, thiệt hại ước khoảng 21 tấn, giá trị ước khoảng 2,1 tỷ đồng. Hiện tại chưa có dấu hiệu ngao dừng chết.
Trên diện tích thuộc Công ty Minh Phú quản lý xuất hiện ngao chết từ ngày 7/8/2014, với diện tích khoảng 50 ha, trong đó khoảng 15 ha ngao chết với tỷ lệ từ 70 - 80% thiệt hại ước khoảng 600 tấn; diện tích còn lại khoảng 35 ha, ngao chết rải rác với tỷ lệ 5 - 7%, sản lượng thiệt hại ước khoảng 200 tấn.
Ðặc biệt, tại 2 xã Ðông Minh và Nam Thịnh (Tiền Hải) ngao chết trên diện tích rộng gây thiệt hại nặng nề. Xã Ðông Minh, ngao chết ở 317 ha/317 ha diện tích thực nuôi (chiếm 100% diện tích nuôi), trong đó khoảng 88 ha ngao chết với tỷ lệ từ 20 - 30%, 64 ha ngao chết từ 30 - 50%, 91 ha ngao chết từ 50 - 70%, 74 ha ngao chết từ 80 - 90%. Tổng thiệt hại ước khoảng 4.800 tấn, giá trị thiệt hại ước khoảng 480 tỷ đồng.
Xã Nam Thịnh có diện tích ngao chết theo thống kê ban đầu là 400 ha/1.400 ha diện tích thực nuôi, trong đó có khoảng 70 ha ngao chết với tỷ lệ từ 10%, 130 ha ngao chết 30 - 40%, 200 ha ngao chết từ 70 - 90%. Sản lượng thiệt hại ước khoảng 14.000 tấn, giá trị thiệt hại khoảng 1.400 tỷ đồng.
Theo các cơ quan chuyên môn, ngao có dấu hiệu yếu vào kỳ nước lửng (từ ngày 31/7 - 6/8), thời gian này nước không có sự luân chuyển, lượng thức ăn hạn chế, trong khi thời tiết nóng nực xen kẽ các đợt mưa kéo dài, độ mặn ở ngưỡng thấp (5 - 11%o), mật độ nuôi cao (> 700 con/m2) dẫn đến ngao yếu. Trong thời gian ngắn (từ ngày 7 - 8/8/2014), do thay đổi hướng gió nên độ mặn tăng cao đột ngột đã gây sốc và gây chết ngao nuôi.
Qua quan sát, ngao chết với tỷ lệ cao thường tập trung tại các bãi nuôi có mật độ từ 700 - 1.500 con/m2, cỡ ngao lớn từ 60 - 100 con/kg. Trong những ngày tới tuy thời tiết mát mẻ nhưng môi trường nuôi ngao có dấu hiệu ô nhiễm, do đó ngao chưa có dấu hiệu dừng chết.
Chi cục Nuôi trồng thủy sản vẫn đang tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan nắm bắt kịp thời diễn biến ngao chết tại cơ sở, tổng hợp báo cáo tình hình và tham mưu cho lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo sản xuất ở cơ sở.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hai huyện Tiền Hải, Thái Thụy cần tích cực chỉ đạo các địa phương tuyên truyền cho người dân thực hiện các biện pháp vệ sinh bãi triều có ngao nuôi bị chết, tiến hành thu gom vỏ ngao, vệ sinh bãi và tiếp tục quản lý theo dõi số ngao còn lại trên bãi nuôi.
Khuyến cáo các địa phương hướng dẫn cho người dân kiểm tra những vây nuôi ngao đạt kích cỡ thương phẩm, có tỷ lệ chết thấp, sau khi môi trường nuôi ổn định nên tiến hành thu hoạch; san thưa mật độ đối với bãi nuôi có mật độ cao nhưng chưa đủ kích cỡ thương phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2011, Trung Tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long triển khai mô hình “Nuôi gia cầm an toàn sinh học” (ATSH). Mô hình thực hiện theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm với qui mô 4.250 con vịt và 1.730 con gà cho 27 hộ nuôi / 3 huyện trong tỉnh là: Long Hồ, Bình Tân và Trà Ôn.
Xây hầm biogas ngoài việc sử dụng chất thải làm nguồn nhiên liệu và bảo vệ môi trường, nhận thức được lợi ích này nhiều người dân chăn nuôi với quy mô lớn ở huyện Mỏ Cày Nam còn sử dụng nước thải từ công trình khí sinh học để tưới ca cao xen trong vườn dừa sẽ tiết giảm được trên 50% phân bón NPK so với đối chứng hiệu quả kinh tế đem lại rất cao
Năm 2004 anh Nguyễn Văn Nhân ở ấp Tân Lễ 2, xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam đã tiếp nhận chương trình nuôi gà an toàn sinh học đưa vào nuôi thí nghiệm. Bước đầu gặp không ít khó khăn nhưng anh Nhân luôn tin chắc rằng ở những lần nuôi tiếp theo anh sẽ có nhiều thuận lợi hơn, qua nhiều năm phát triển mô hình nuôi gà thả vườn gia đình anh đã khá hẳn lên.
Quy trình sinh sản nhân tạo tôm Rằn đã được công bố trên các tạp chí thủy sản: số 11 năm 2004; Số tháng 2 năm 2005. TS.Tôn Thất Chất - Trường Đại Học Nông Lâm - Đại Học Huế là chủ nhiệm đề tài sinh sản nhân tạo tôm Rằn cấp tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2004 - 2006
Do hiệu quả vượt trội, mô hình chống rét này hiện đã được nhân rộng tại các vùng nuôi cá bống bớp trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng và trên cả tỉnh Nam Định. Ghi nhận của các chuyên gia nuôi trồng thuỷ sản, mô hình này có thể áp dụng với nhiều loài cá nuôi đặc sản nước mặn, lợ khác có khả năng chịu rét kém như vược, song, giò.