Mực Ống Bày Bán Trên Vỉa Hè Ướp Hóa Chất Lạ

Giá mực bán trên vỉa hè ở TP. Cần Thơ chỉ bằng 1/3 mực ống bình thường. Đặc biệt, mực này được ướp đá cùng với hóa chất lạ có màu gạch cua.
Ngày 16/7, Chi cục quản lý thị trường TP. Cần Thơ phối hợp với Chi cục quản lý nông lâm thủy sản và Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm TP. Cần Thơ kiểm tra các đối tượng bày bán đồ thủy sản tại vỉa hè trên địa bàn thành phố. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng đã thu giữ gần 6 kg mực ống không rõ nguồn gốc do Nguyễn Hoài Dư (sinh năm 1980), trọ tại phường Hưng Lợi, quận Cái Răng bày bán.
Mực ống được ướp đá với hóa chất lạ màu gạch cua.
Số lượng mực ống này được Nguyễn Hoài Dư bán với giá 70.000 đồng/kg, thấp hơn 3 lần so với giá mực ống bình thường. Đặc biệt, số mực ống này được ướp đá cùng với hóa chất lạ có màu gạch cua. Cơ quan chức năng đang xét nghiệm số mẫu vật thu để đưa ra kết luận chính xác nhất.
Theo ông Lê Trung Giang, Đội trưởng Đội chống hàng giả thuộc Chi cục quản lý thị trường TP. Cần Thơ, thời gian gần đây, qua phản ánh của người tiêu dùng, các mặt hàng thủy sản không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán nhiều trên vỉa hè. Khi tiến hành kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện các đối tượng bày bán tại khu vực quận Cái Răng,TP. Cần Thơ.
"Qua quá trình điều tra, chúng tôi phát hiện đối tượng Dư bán mực ống trên vỉa hè, không có hóa đơn chứng từ. Dư khai nhận số mực này được mua về để bán lại kiếm lời. Sau khi kiểm tra, chúng tôi yêu cầu Dư về trụ sở Chi cục làm việc thì đối tượng chống trả quyết liệt và lấy hàng tẩu tán, chỉ còn một số hàng tại chỗ. Chúng tôi đã quyết định tạm giữ để xử lý", ông Giang cho biết.
Ông Lê Trung Giang cho biết thêm, quản lý thị trường đang tiếp tục tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn thành phố tiến hành kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm đối với mặt hàng thủy sản đang bày bán trên vỉa hè không rõ nguồn gốc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Có thể bạn quan tâm

Đó là kết quả nghiên cứu “Nghiên cứu đánh giá số lượng, chất lượng đất sản xuất nông nghiệp phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng chính có hiệu quả tại tỉnh Phú Yên” được đưa ra Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở ngày 31/12.

Năm 2013, tỉnh Cà Mau đạt kim ngạch xuất khẩu thủy sản hơn một tỷ USD. Ðể đạt được kết quả này, Cà Mau đã triển khai các giải pháp, cách làm thiết thực, hiệu quả như liên kết với doanh nghiệp, người sản xuất từ khâu cung cấp con giống, hỗ trợ vốn, kỹ thuật đến bảo quản, trực tiếp thu mua sản phẩm..., từ đó góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Đến ấp Phú Hòa (xã An Phú, Tịnh Biên, An Giang) hỏi nhà ông Huỳnh Linh Hải thì hầu như ai cũng đều biết. Bởi, ông là “Nông dân giỏi” làm kinh tế vườn đồi, nuôi con ăn học thành đạt và được người dân xứ núi tôn vinh “vua trồng điều vùng Bảy Núi”.

Một cuộc khảo sát của tổ chức phi chính phủ ACDI/VOCA tại các hộ dân trồng ca cao ở hai tỉnh Đăk Lăk và Bến Tre cho thấy, trong thời gian qua chỉ những hộ dân canh tác diện tích nhỏ, ít hơn 500 cây, mới chặt bỏ cây ca cao.

Thực hiện Đề án cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2012-2015, Sở NN&PTNT tỉnh đã xây dựng kế hoạch số 14/KH-SNNPTNT ngày 30-1-2013 để phối hợp cùng các sở, ban ngành tỉnh cụ thể hóa Đề án. Năm 2013