Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Nai Xuất Khẩu Thức Ăn Chăn Nuôi

Đồng Nai Xuất Khẩu Thức Ăn Chăn Nuôi
Ngày đăng: 07/08/2014

Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của các doanh nghiệp trong tỉnh tăng khá tốt. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trong suốt 7 tháng đầu năm. Thị trường xuất khẩu cũng đang được mở rộng đến hơn 10 quốc gia.

Từ trước đến nay, lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Đồng Nai chỉ bán cho chăn nuôi nội địa. Nhưng 2 năm gần đây, thức ăn chăn nuôi đã bắt đầu có tên trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu. Đây cũng là một bước ngoặt mới của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam.

* Chen chân vào thị trường khó tính

Từ đầu năm đến nay, nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đã xuất khẩu sang 13 nước trên thế giới, chủ yếu là thị trường châu Á. Quốc gia duy nhất không phải châu Á nhập khẩu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam là Mỹ. Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính đến giữa tháng 7, kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi đạt gần 230 triệu USD.

Các quốc gia nhập khẩu sản phẩm này, như: Trung Quốc (có kim ngạch lớn nhất, hơn 62 triệu USD), tiếp đến là Campuchia (gần 46 triệu USD), Malaysia (trên 26 triệu USD), Ấn Độ (gần 9 triệu USD), Bangladesh (1,8 triệu USD), Thái Lan (gần 1,4 triệu USD). Một số quốc gia phát triển như Nhật Bản cũng nhập khẩu  gần 20 triệu USD, Hàn Quốc gần 10 triệu USD và Mỹ gần 800 ngàn USD.

Việc thức ăn chăn nuôi xâm nhập được vào những thị trường khó tính, như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ đã đánh dấu một bước tiến quan trọng của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước.

Thức ăn chăn nuôi được các doanh nghiệp (DN) ở Đồng Nai xuất khẩu gồm có: cám bột, viên cho heo, gà, thủy cầm và thức ăn dạng thô ủ lên men cho bò sữa, bò thịt. Ông Hồ Sáu, Giám đốc Công ty cổ phần Việt Nông Lâm (huyện Trảng Bom), cho biết: “Công ty chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi từ thân bắp tươi và một số nguyên liệu khác để xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc.

Sản phẩm của công ty được thị trường này chấp nhận và đặt hàng với số lượng lớn, lên đến cả ngàn tấn/tháng”. Ngoài ra, trong tỉnh có khoảng 4-5 công ty khác cũng đang sản xuất thức ăn chăn nuôi  từ thân bắp, các phế phẩm trong nông nghiệp để xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản...

* Tính ổn định chưa cao

Ông Phạm Đức Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, cho rằng xuất khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi của Việt Nam hiện nay có một lượng nguyên liệu xuất khẩu theo dạng tạm nhập tái xuất. Một số DN nhập khẩu các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi về sau đó tái xuất sang một nước khác, không phải theo hình thức chế biến xong xuất khẩu thành phẩm.

Quốc gia được đánh giá là có tiềm năng xuất khẩu thức ăn chăn nuôi tốt nhất của Việt Nam hiện nay là Campuchia. Tuy nhiên, theo ông Bình thì các DN cũng chỉ xuất khẩu được sang quốc gia này sản phẩm là cám đậm đặc (loại cám dùng để pha trộn).

“Hiện đã có nhiều DN xây dựng nhà máy tại Campuchia để sản xuất thức ăn chăn nuôi, vì nếu DN trong nước xuất khẩu cám thành phẩm thông thường sang đây với mức chi phí vận chuyển như hiện nay rất khó cạnh tranh, trong khi đó nhiều nguyên liệu ở Campuchia sản xuất được” - ông Bình nói.

Điều ông Bình chia sẻ hoàn toàn hợp lý, đơn cử những DN sản xuất thức ăn chăn nuôi lớn, như: Công ty cổ phần Việt - Pháp (Proconco) cũng đã nhanh chân nhảy vào thị trường này, xây dựng nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu của ngành chăn nuôi tại Campuchia.

Ông Nguyễn Văn Nhật, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Việt - Pháp, cho biết tại Campuchia mỗi năm nhà máy ở đây sản xuất hơn 30 ngàn tấn thức ăn chăn nuôi các loại cho thị trường này. Về xuất khẩu thành phẩm thức ăn chăn nuôi của Proconco, ngoài việc tổ chức sản xuất tại Campuchia hiện DN mới cung cấp một lượng nhỏ sản phẩm được bán sang thị trường Lào qua cửa khẩu Cầu Treo (tỉnh Hà Tĩnh), chủ yếu là cám dành cho thủy cầm.

Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam cũng đã xây dựng nhà máy chế biến để cung cấp ở 2 thị trường Campuchia và Lào.

Theo các nhà sản xuất, việc xuất khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi của Việt Nam tính ổn định chưa được cao cũng bởi nguồn nguyên liệu để sản xuất phần lớn hiện nay là nhập khẩu. Các nguyên liệu phải nhập khẩu với số lượng lớn, như: bắp, đậu tương, chất đạm…


Có thể bạn quan tâm

Dưa Điền Công Bội Thu Dưa Điền Công Bội Thu

Về Điền Công những ngày này, ai cũng dễ dàng cảm nhận được không khí rộn ràng, phấn khởi bao trùm khắp mọi đường thôn, ngõ xóm. Dọc con đường “Nông thôn mới” kéo dài gần 6km, từ Quốc lộ 18A vào đến trung tâm xã, ô tô - xe máy chất đầy những quả dưa căng mọng nườm nượp vào ra, tạo nên một bức tranh ngày mùa vui, rộn ràng...

03/06/2014
Loạn Sân Nghêu Loạn Sân Nghêu

Sân nghêu khoảng 300ha ở khu vực cồn Chày Mười (thuộc ấp Thới Hòa 1 và Thới Hòa 2, xã Thới Thuận, Bình Đại, Bến Tre) từ đầu tháng 5 đến nay luôn trong tình trạng hết sức căng thẳng, bởi những người trộm nghêu tấn công!

03/06/2014
Giống Cây Ăn Trái Thuận Lợi Đầu Ra Giống Cây Ăn Trái Thuận Lợi Đầu Ra

Tại nhiều cơ sở và điểm kinh doanh cây giống ở TP Cần Thơ, giống cam sành, quýt đường và chôm chôm (loại 2-3 cơi lá) đang có giá 18.000-20.000 đồng/cây; bưởi da xanh, vú sữa lò rèn: 25.000 đồng/cây. Giá giống cây măng cụt (loại 3 cơi lá) và xoài cát Hòa Lộc, xoài Đài Loan khoảng 28.000- 30.000 đồng/cây.

03/06/2014
71 Ha Cây Trồng Vụ Hè Thu Bị Hạn 71 Ha Cây Trồng Vụ Hè Thu Bị Hạn

Đến ngày 2.6, trên địa bàn xã đã có 71 ha cây trồng bị thiếu nước tưới, trong đó có 35 ha lúa và 36 ha hoa màu, tập trung tại các thôn Thanh Sơn 20 ha, Thuận An 16 ha, Tân An 14 ha, Thuận Hòa 12 ha, Tân Lập 9 ha.

03/06/2014
Cảnh Báo Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trong Vùng Nước Ngọt Cảnh Báo Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trong Vùng Nước Ngọt

Thứ trưởng Tám đề nghị tăng cường kiểm tra. Theo đó, đối với những trường hợp trót nuôi thả thì sau khi thu hoạch không để nuôi thả trở lại, không để phát sinh thêm trường hợp nuôi mới…

03/06/2014