Ngành Thuỷ Sản Tập Trung Lĩnh Vực Nuôi Trồng

Từ năm 1990 đến nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng gấp 2, còn sản lượng tăng hơn 3 lần. Đây sẽ là mục tiêu được ngành Thuỷ sản ưu tiên phát triển trong thời gian tới.
Thông tin trên được ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NNPTNT) chia sẻ nhân dịp 55 truyền thống ngành Thuỷ sản tổ chức ngày 20/3.
Từ những năm 1990, ngành Thuỷ sản đã tập trung đổi mới phương thức quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm. Từ đó, ngành hàng thuỷ sản của Việt Nam đã tiếp cận và từng bước đáp ứng những đòi hỏi cao nhất về lĩnh vực này trên thị trường thế giới.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản lượng thuỷ sản năm 1990 đạt khoảng trên 1 triệu tấn và đến nay đã lên gần 6 triệu tấn. Trong đó, sản lượng khai thác tăng từ hơn 780.000 tấn lên 2,7 triệu tấn; sản lượng nuôi trồng từ 240.000 tấn đã lên tới hơn 3 triệu tấn.
Ông Tuấn cho biết trước đây, nuôi trồng thuỷ sản được xác định như một nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực-thực phẩm nội địa. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của ngành, hiện thuỷ sản đã trở thành một loại hàng hoá có giá trị và hội nhập thương mại quốc tế.
Định hướng trong thời gian tới, ngành Thuỷ sản sẽ tập trung phát triển mảng nuôi trồng thuỷ sản, tạo bước đột phá thực sự để đáp ứng được những yêu cầu của các thị trường lớn.
Lãnh đạo Tổng cục Thuỷ sản cũng chia sẻ định hướng phát triển về hai loại vật nuôi đang có giá trị kinh tế cao hiện nay là tôm và cá tra.
Đối với tôm, sẽ phát triển tôm thẻ nhiều hơn tôm sú, còn với cá tra trong thời gian tới sẽ không tăng diện tích nuôi trồng.
Lý giải về việc ổn định diện tích nuôi cá tra, ông Tuấn cho biết, để thực sự đáp ứng được nhu cầu các thị trường nhập khẩu trên thế giới, về lâu về dài vẫn phải nâng cao chất lượng cá tra hiện nay.
Tổng cục Thuỷ sản đang xây dựng dự thảo nghị định về việc sản xuất và xuất khẩu cá tra, sẽ hướng các cơ sở nuôi cá tra vào khuôn khổ việc áp dụng tiêu chuẩn VietGap.
Định hướng về giá trị xuất khẩu đến năm 2020 của ngành Thuỷ sản phấn đấu đạt kim ngạch khoảng 11 tỉ USD, trong đó riêng mảng nuôi trồng phải đạt giá trị xuất khẩu khoảng 5,5 tỉ USD.
Có thể bạn quan tâm

Lựu là một trong những loại trái cây ngon, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để phân biệt được lựu Việt Nam an toàn, không dùng hóa chất với lựu Trung Quốc thì không phải ai cũng biết.

Thị trường Hà Nội đang bày bán tràn lan các loại táo được người bán khẳng định là táo mèo Hà Giang. Tuy nhiên, đây lại loại táo được nhập về từ Trung Quốc.

Với từng trái cau non được thu mua, thương lái chế biến thành cau khô và bán sang Trung Quốc giá từ 100.000 - 120.000 đồng/kg (gấp 7 lần so với giá cau non).

Là mặt hàng bình ổn giá có sự kiểm soát của Chính phủ, giá nguyên liệu chế biến đã giảm từ giữa năm 2014, nhưng đến nay giá thức ăn chăn nuôi khi đến tay người chăn nuôi vẫn còn cao.

Sau gần 30 năm đổi mới, sản xuất lúa gạo ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu vượt bậc và vươn lên đứng thứ nhất, nhì thế giới về xuất khẩu gạo. Tuy nhiên hiện nay năng suất lúa gạo của chúng ta đã tới hạn, khó có thể tăng được nữa, trong khi thị trường đang có dấu hiệu đổi chiều buộc chúng ta phải tính đến một kế sách và hướng đi mới…