Ngành Thuỷ Sản Tập Trung Lĩnh Vực Nuôi Trồng

Từ năm 1990 đến nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng gấp 2, còn sản lượng tăng hơn 3 lần. Đây sẽ là mục tiêu được ngành Thuỷ sản ưu tiên phát triển trong thời gian tới.
Thông tin trên được ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NNPTNT) chia sẻ nhân dịp 55 truyền thống ngành Thuỷ sản tổ chức ngày 20/3.
Từ những năm 1990, ngành Thuỷ sản đã tập trung đổi mới phương thức quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm. Từ đó, ngành hàng thuỷ sản của Việt Nam đã tiếp cận và từng bước đáp ứng những đòi hỏi cao nhất về lĩnh vực này trên thị trường thế giới.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản lượng thuỷ sản năm 1990 đạt khoảng trên 1 triệu tấn và đến nay đã lên gần 6 triệu tấn. Trong đó, sản lượng khai thác tăng từ hơn 780.000 tấn lên 2,7 triệu tấn; sản lượng nuôi trồng từ 240.000 tấn đã lên tới hơn 3 triệu tấn.
Ông Tuấn cho biết trước đây, nuôi trồng thuỷ sản được xác định như một nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực-thực phẩm nội địa. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của ngành, hiện thuỷ sản đã trở thành một loại hàng hoá có giá trị và hội nhập thương mại quốc tế.
Định hướng trong thời gian tới, ngành Thuỷ sản sẽ tập trung phát triển mảng nuôi trồng thuỷ sản, tạo bước đột phá thực sự để đáp ứng được những yêu cầu của các thị trường lớn.
Lãnh đạo Tổng cục Thuỷ sản cũng chia sẻ định hướng phát triển về hai loại vật nuôi đang có giá trị kinh tế cao hiện nay là tôm và cá tra.
Đối với tôm, sẽ phát triển tôm thẻ nhiều hơn tôm sú, còn với cá tra trong thời gian tới sẽ không tăng diện tích nuôi trồng.
Lý giải về việc ổn định diện tích nuôi cá tra, ông Tuấn cho biết, để thực sự đáp ứng được nhu cầu các thị trường nhập khẩu trên thế giới, về lâu về dài vẫn phải nâng cao chất lượng cá tra hiện nay.
Tổng cục Thuỷ sản đang xây dựng dự thảo nghị định về việc sản xuất và xuất khẩu cá tra, sẽ hướng các cơ sở nuôi cá tra vào khuôn khổ việc áp dụng tiêu chuẩn VietGap.
Định hướng về giá trị xuất khẩu đến năm 2020 của ngành Thuỷ sản phấn đấu đạt kim ngạch khoảng 11 tỉ USD, trong đó riêng mảng nuôi trồng phải đạt giá trị xuất khẩu khoảng 5,5 tỉ USD.
Related news

Cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp phát triển góp phần tăng diện tích trồng lúa hàng năm của An Giang trên 600.000 héc-ta, đạt sản lượng gần 4 triệu tấn.

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày, thế nhưng tình trạng ô nhiễm vi sinh vật, hoá chất độc hại, kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên rau, đặc biệt là rau ăn lá, đã ảnh hưởng đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường. Sản xuất và cung ứng rau an toàn đang là câu chuyện được các cấp, các ngành và cộng đồng quan tâm. Thế nhưng sản xuất rau an toàn vẫn gặp khó...

Thời gian gần đây, vùng biển ven bờ thuộc vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) có hàng chục chiếc tàu cá làm nghề giã cào thường xuyên hoạt động đánh bắt hải sản. Bên cạnh đó, các tàu cá này chủ yếu đánh bắt bằng xung điện làm môi trường biển bị hủy hoại, nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng cạn kiệt khiến ngư dân trong vùng bức xúc.

Để đa dạng hóa đối tượng vật nuôi, tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Tuy An (Phú Yên) đã chủ trì thực hiện dự án Nhân rộng mô hình nuôi cá chình bông thương phẩm bằng ao xi măng ngoài trời do kỹ sư Ngô Thị Mỹ Hạnh, cán bộ quản lý môi trường và nguồn lợi thủy sản xã An Ninh Tây (Tuy An) làm chủ nhiệm.

Đến nay, những hộ làm nghề nuôi cá bổi ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đã thu hoạch được hơn 30 ha, năng suất bình quân 20 tấn/ha.