Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cắt Vai, Bôi Vôi Trái Mít Có An Toàn Cho Người Dùng?

Cắt Vai, Bôi Vôi Trái Mít Có An Toàn Cho Người Dùng?
Ngày đăng: 08/04/2014

Hiện nay, nhiều vựa thu mua mít ở khu vực xã Cẩm Sơn (Cai Lậy, Tiền Giang) thường cắt một miếng lớn ở vai trái và sau đó được “sơn” kín bằng một “dung dịch màu trắng”. Dư luận thắc mắc: cắt vai trái mít có tác dụng gì? “Dung dịch màu trắng” là chất gì, có độc hại cho người dùng?

Ông Nguyễn Văn Lượng, chủ vựa trái cây Tấn Phát, người đầu tiên áp dụng cách cắt vai trái mít và sơn vôi lên vết cắt cho biết, tác dụng của việc này là đốc hết mủ còn trong trái sau khi hái - giống như cách truyền thống đóng cọc vào cuống mít và bôi vôi làm cho vết cắt mít không bị nhão nhoét (thường do bị nhiễm nấm gây thối chỉ sau 1 - 2 ngày).

Tùy giống mít, tùy trái già hay chưa thật già, vài ngày sau khi cắt, khi thấy gai trái mít hơi mềm thì cắt sâu xuống để kiểm tra chất lượng từng trái, phân loại để giao hàng và định giá giao từng loại. Vết cắt hở sẽ tồn tại từ vựa đi ra thị trường!

Theo ông Lượng, cắt như vậy giúp người kiểm tra chất lượng sản phẩm đánh giá được trái mít đó thuộc hạng nào mà bán cho khỏi nhầm lẫn. Khui cách này trái mít vẫn phù hợp cho việc xẻ miếng bán lẻ. Chất màu trắng sử dụng để bôi là vôi ăn trầu, thứ vôi không làm ngộ độc cho người dùng.

ThS. Nguyễn Chí Hiếu, trưởng phòng bảo vệ thực vật, Viện cây ăn quả miền Nam (Sofri) cho biết, có thể bôi vôi lên vết cắt trái cây để chống lại nấm bệnh, vi khuẩn gây thối rữa. Tuy nhiên, vì là thực phẩm, cần dùng vôi tinh khiết từ một cơ sở sản xuất vôi dùng cho thực phẩm.

Quy trình bôi vôi cần được thiết lập và hoàn thiện để vôi không bong ra khỏi mặt cắt hay tạo vết nứt tạo ngõ cho vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập. Vôi hầu như không độc khi dùng hàm lượng nhỏ nhưng cũng có ngưỡng nhất định. Tuy nhiên, rất cần thiết phải qua các xét nghiệm để xác định biện pháp này có an toàn thực phẩm hay không.

Việc xác nhận biện pháp này là rất cấp thiết bởi thực tế có một số người dùng vôi rẻ hơn “vôi ăn trầu” như vôi Càn Long, vôi quét nhà hay một thứ chất gì đó trát lên trái cây. Nhìn những ca, chậu, xoong nồi cũ chứa dung dịch vàng ngà (vôi nhựa mít được xài ngày này sang ngày khác mà không được cọ rửa, quyện lên miệng, tràn ra phía ngoài) khó thuyết phục người tiêu dùng an lòng ăn mít. Đặc biệt một số người vẫn còn dùng phân bón làm trái chín bôi vào cuống, phân bón này chưa có công ty nào đăng ký dùng cho trái mít.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật nuôi cá rô đồng hiệu quả Kỹ thuật nuôi cá rô đồng hiệu quả

Cá rô đồng là loại cá sống tự nhiên và phổ biến ở vùng ĐBSCL, thích ứng tốt môi trường nước xấu; cá sinh sản với số lượng lớn, chất lượng thịt ngon, được thị trường ưa chuộng.

30/11/2015
Cởi trói và tiếp sức cho trang trại Cởi trói và tiếp sức cho trang trại

TS Lê Đức Thịnh- Phó Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NNPTNT) cho biết, tới đây các chủ trang trại có thể được vay đến 10 tỷ đồng để đầu tư sản xuất, kinh doanh.

30/11/2015
Xuất khẩu gạo có khả năng đạt 6,8 triệu tấn Xuất khẩu gạo có khả năng đạt 6,8 triệu tấn

Theo dự báo của Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ NN-PTNT, khối lượng gạo xuất khẩu cả năm 2015 của Việt Nam có khả năng đạt 6,8 triệu tấn.

30/11/2015
Lỏng lẻo quản lý chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi Lỏng lẻo quản lý chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi

Thời gian qua, lực lượng chức năng liên tục kiểm tra và phát hiện nhiều cơ sở sản xuất thuốc thú y, sản phẩm hỗ trợ chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi có sử dụng chất cấm.

30/11/2015
Phân bón giả và nỗi đau thật Phân bón giả và nỗi đau thật

Nằm cách trung tâm TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk chưa đầy 3km, phường Tân Lập được xem là vùng chuyên canh rau quả cung cấp chính cho thị trường thành phố.

30/11/2015