Ngành Điều Đối Phó Với Cạnh Tranh Trung Quốc

Trung Quốc vốn dĩ là nước nhập khẩu hạt điều của Việt Nam hơn chục năm qua nhưng nay lại quay sang chế biến xuất khẩu.
Ông Đặng Hoàng Giang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam, cho biết ngành xuất khẩu hạt điều đang đối mặt với nguy cơ sụt giảm sản lượng và thiếu nguyên liệu chế biến xuất khẩu vì sức ép cạnh tranh từ Trung Quốc.
Ông Giang cho hay Trung Quốc vốn dĩ là nước nhập khẩu hạt điều của Việt Nam hơn chục năm qua nhưng nay lại quay sang chế biến xuất khẩu. Các doanh nghiệp nước này đang đầu tư xây dựng nhiều nhà máy chế biến hạt điều nhân và đóng gói sản phẩm chế biến sâu xuất khẩu ở đảo Hải Nam và ở tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).
Không chỉ cạnh tranh thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp Trung Quốc còn cạnh tranh ở thị trường nhập khẩu nguyên liệu, họ sẵn sàng mua giá cao hơn các nước nhập khẩu khác như Việt Nam, Ấn Độ để thu mua lượng lớn điều thô từ châu Phi về chế biến xuất khẩu.
Theo ông Giang, hiện nay Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của ngành điều Việt Nam, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Hiệp hội đã chỉ đạo các doanh nghiệp nước ta giảm dần sự lệ thuộc, tập trung vào chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Đẩy mạnh khai thác vào những thị trường có tính ổn định cao như Mỹ, châu Âu.
Có thể bạn quan tâm

Mô hình nuôi lươn không bùn đã giúp vợ chồng anh Trần Văn Thăng (SN 1988) ở thôn Chùa, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh).

Chị Dương Kim Ngọc (sinh năm 1982) cùng chồng là anh Phan Văn Hòa (sinh năm 1974, ở ấp Thanh Tây, xã Tân Thanh Tây, huyện Mỏ Cày Bắc).

Trai sinh trưởng tốt, tỷ lệ sống cao và tốc độ phủ ngọc nhanh là những tín hiệu mừng từ mô hình thí điểm nuôi trai nước ngọt lấy ngọc tạiThành phố Hà Tĩnh.

Chỉ với gần 100m2 đất, từ 3 cặp dúi ban đầu, đến nay đã phát triển đàn dúi lên hơn 100 con dúi sinh sản, 50 con dúi đực, gần 200 con dúi con và dúi thịt.

Chị Dương Kim Ngọc (sinh năm 1982) cùng chồng là anh Phan Văn Hòa (sinh năm 1974, ở ấp Thanh Tây, xã Tân Thanh Tây, huyện Mỏ Cày Bắc).