Giá cao su Tocom tăng trở lại 1,5%

Tính đến 15h56 tại Tokyo, giá cao su Tocom giao tháng 2/2016 tăng 2,7 yên, tương đương 1,5%, lên 168,3 yên/kg từ mức chốt phiên 24/9 ở 165,6 yên/kg.
Ngoài ra, giá cao su giao tháng 1/2016 tại Thượng Hải cũng tăng mạnh 195 nhân dân tệ lên 11.665 nhân dân tệ/kg. Giá cao su RSS3 giao tháng 1/2016 tại Thái Lan cũng tăng 0,9 baht lên 49,5 baht/kg.
Giá cao su phục hồi từ phiên giảm hơn 3% ngày 24/9 nhờ giá dầu thô Brent tăng 0,9% lên 48,17 USD/thùng.
Chứng khoán Nhật Bản cũng bất ngờ tăng 1,76% sau khi đã xuống thấp nhất hơn 2 tuần trong phiên 24/9.
Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ trên thị trường cao su toàn cầu vẫn khá yếu ớt do hoạt động sản xuất tại Trung Quốc và Mỹ có dấu hiệu suy giảm.
Dẫu vậy một số chuyên gia cho rằng, giá cao su có thể phục hồi trong thời gian tới khi hiện tượng thời tiết El Nino khắc nghiệt có thể kéo giảm sản lượng cao su, từ đó giúp giải phóng tồn kho dư thừa.
Bảng giá cao su trong nước ngày 25/9
Bảng giá cao su tại một số thị trường châu Á khác
Có thể bạn quan tâm

Giá nhãn tại huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đang ở mức 28.000 - 33.000 đồng/kg, có thời điểm đến 37.000 - 38.000 đồng/kg, cao hơn khoảng 4.000 - 5.000 đồng/kg so với thời điểm tháng 12/2013.

Đại diện Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê tỉnh Gia Lai cho biết, trong khi giá tiêu trên thế giới vẫn đang ổn định, giá tiêu Ấn Độ thậm chí còn tăng 5% thì không có lý do gì khiến cho giá tiêu Việt Nam lại giảm nhanh và mạnh như vậy.

Những năm gần đây, do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến thất thường, nguồn lợi thủy sản có chiều hướng suy giảm trong khi giá cả nhiên liệu chi phí đầu vào tăng dẫn đến thu nhập ngư dân không cao. Do vậy, nhiều ngư dân đánh bắt thủy sản trên biển tại tỉnh Bến Tre đã liên kết lại để nâng cao hiệu quả khai thác và xu hướng hợp tác này đang phát triển rộng khắp.

Một trong những khó khăn lớn hiện nay của sản xuất nông nghiệp và cũng là khó khăn của nông dân là tiêu thụ nông sản. Do không có thị trường tiêu thụ nông sản ổn định và bền vững, người nông dân hiện đang rất bị thua thiệt bởi tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa” triền miên.

Nằm giữa sông Tiền lộng gió, cù lao xã Ngũ Hiệp được phù sa bồi đắp không chỉ thích hợp cho cây sầu riêng phát triển, mà cả giống vú sữa bơ được anh Nguyễn Văn Phúc ở ấp Tân Sơn (Tiền Giang) mạnh dạn trồng trên đất cù lao cho thu nhập cao.