Ngân Hàng Ghẹ Cách Thức Bảo Vệ Nguồn Lợi Biển Ở Phú Quốc
Ngư dân được vay vốn và chỉ phải trả lãi hàng tháng bằng… những con ghẹ trứng. Đó là mô hình ngân hàng ghẹ đang phát huy nhiều ưu điểm tại Phú Quốc.
Bảo vệ những con ghẹ trứng, tiếp tục cho chúng sinh sản để giữ nguồn lợi biển một cách bền vững, là mục tiêu của mô hình ngân hàng ghẹ đang được triển khai tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Sau mỗi chuyến đi thả lưới đêm, chị Nguyễn Ngọc Hương lại bớt chút thời gian để ghé qua nhà ông Bùi Ngọc Huân, Tổ trưởng Tổ Ngân hàng ghẹ tại Hàm Ninh, Phú Quốc để nộp phần lãi vay “đặc biệt” - những con ghẹ trứng.
Vay vốn từ ngân hàng này được ba triệu đồng, chị Hương đầu tư hết vào mua lưới để mở rộng việc khai thác. Lãi hàng tháng không phải trả bằng tiền mà là… năm con ghẹ trứng. Ba năm tham gia mô hình này, chưa bao giờ gia đình chị Hương không nộp đủ và đúng hạn.
Sau khi nhận phần lãi đặc biệt đó, ông Huân lại mang những con ghẹ trứng ra khu lồng của ngân hàng ghẹ để thả nuôi. Sau khi làm nhiệm vụ sinh sản xong, chúng sẽ được ngân hàng nuôi tiếp cho chắc thịt rồi đem bán. Còn những con ghẹ con sẽ được thả ra môi trường tự nhiên để tự sinh tồn.
Có thể bạn quan tâm
Trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, mùa khô 2014 – 2015 bắt đầu sớm vào đầu tháng 12/2014. Mùa mưa năm 2015, lại đến muộn hơn cùng kỳ và TBNN khoảng gần 1 tháng (vào tháng 5).
“Bao giờ cho đến tháng mười, bát cơm thì trắng bát rươi thì đầy”. Năm nào cũng vậy, cứ đến cuối tháng 9, đầu tháng 10 âm lịch là cả vùng nước lợ xôn xao đón vụ rươi mới.
Chi cục BVTV Lâm Đồng cho biết vừa hoàn thành các thủ tục xây dựng 4 cửa hàng mẫu về cung cấp thuốc BVTV trên cây chè tại huyện Bảo Lâm và TP Bảo Lộc.
Theo các chuyên gia, nếu nuôi thành công, trọng lượng hàu đạt 12 con/kg, thì với 1.000 m2 người nuôi thu lãi 140 triệu đồng.
Trạm Khuyến nông huyện Cái Bè, Tiền Giang đã tổ chức tổng kết mô hình ương cá tra theo tiêu chuẩn VietGAP.