Ngân Hàng Ghẹ Cách Thức Bảo Vệ Nguồn Lợi Biển Ở Phú Quốc
Ngư dân được vay vốn và chỉ phải trả lãi hàng tháng bằng… những con ghẹ trứng. Đó là mô hình ngân hàng ghẹ đang phát huy nhiều ưu điểm tại Phú Quốc.
Bảo vệ những con ghẹ trứng, tiếp tục cho chúng sinh sản để giữ nguồn lợi biển một cách bền vững, là mục tiêu của mô hình ngân hàng ghẹ đang được triển khai tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Sau mỗi chuyến đi thả lưới đêm, chị Nguyễn Ngọc Hương lại bớt chút thời gian để ghé qua nhà ông Bùi Ngọc Huân, Tổ trưởng Tổ Ngân hàng ghẹ tại Hàm Ninh, Phú Quốc để nộp phần lãi vay “đặc biệt” - những con ghẹ trứng.
Vay vốn từ ngân hàng này được ba triệu đồng, chị Hương đầu tư hết vào mua lưới để mở rộng việc khai thác. Lãi hàng tháng không phải trả bằng tiền mà là… năm con ghẹ trứng. Ba năm tham gia mô hình này, chưa bao giờ gia đình chị Hương không nộp đủ và đúng hạn.
Sau khi nhận phần lãi đặc biệt đó, ông Huân lại mang những con ghẹ trứng ra khu lồng của ngân hàng ghẹ để thả nuôi. Sau khi làm nhiệm vụ sinh sản xong, chúng sẽ được ngân hàng nuôi tiếp cho chắc thịt rồi đem bán. Còn những con ghẹ con sẽ được thả ra môi trường tự nhiên để tự sinh tồn.
Related news
Dọc theo con đường ven biển từ Đức Chánh đến Đức Phong - vùng nuôi tôm tập trung của huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi), chúng tôi không còn thấy sự bận rộn, hồ hởi của người dân nơi đây khi các hồ tôm đã cạn nước, trơ đáy mặc dù đang vào vụ nuôi tôm chính trong năm...
Trong những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở tỉnh Nam Định đã và đang có bước phát triển mạnh. Nghề nuôi thủy sản đang chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn, tạo ra sản phẩm tập trung có giá trị kinh tế và xuất khẩu.
Từ một loại cây trồng xen, “núp bóng” dừa để tăng thu nhập, thì nay ca cao đã dần khẳng định chỗ đứng khi giá dừa còn quá bấp bênh.
Ở tuổi 27, anh Nguyễn Văn Nhã (sinh năm 1985, xã Cam Hiệp Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã là chủ nhân của vườn xoài hơn 7 năm tuổi (diện tích 6 sào), mỗi năm cho thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng. Anh còn trồng thêm mía, mì; dự định mở rộng vườn tược thực hiện mô hình kinh tế trang trại.
Mấy năm gần đây, nhân dân huyện Hạ Lang đã phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương đầu tư phát triển đàn dê trở thành hàng hóa, góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập.