Hai Cty Phân Bón Lừa Nông Dân
Trong đợt thanh tra định kỳ cụm số 3 của Chi cục BVTV Đồng Tháp, tại các huyện phía Nam gồm: Lai Vung, Lấp Vò, TX Sa Đéc với hơn 300 đại lý kinh doanh VTNN đã phát hiện hai Cty trên có hình thức công bố nhãn hàng hóa sai quy định đăng ký cho phép.
Theo trạm BVTV thị xã Sa Đéc, một thời gian khá dài nông dân ở đây sử dụng phân bón của Cty TNHH Dinh dưỡng nông nghiệp quốc tế (APA), địa chỉ ở ấp 7, xã Tân Thành, TX Đồng Xoài (Bình Phước), còn Chi nhánh Cty này đặt tại ấp An Hòa, xã Tân Bình, huyện Châu Thành (Đồng Tháp), chuyên SX 2 loại sản phẩm chủ lực là N-P-K 20-20-15 + 10 TE +15 TL và N-P-K 16 – 16 – 8 + 30 TE. Còn Cty TNHH SX TMDV Hóa Nông (địa chỉ 252, đường TA 32 P. Thới An, Q. 12 – TPHCM) chuyên SX phân bón chuyên dùng N-P-K 20-20-15 + TE + 10 TL đã tung ra thị trường bán cho nông dân từ đầu năm 2011.
Đặc biệt, trong vụ lúa ĐX 2012 này, với hình thức tiếp thị bán hàng trả chậm sau vụ mùa đã thu hút phần đông nông dân mua. Nhưng khi nông dân mua về bón cho lúa và hoa màu thì phát hiện cây vẫn không xanh tốt, thậm chí có người bón cả bao phân/công mà lúa vẫn lì, không phát triển. Thậm chí lúa đến giai đoạn trổ bông vẫn nghẹn đứng. Nông dân tá hỏa chạy đến các đại lý VTNN bán phân của hai Cty này thì đại lý không chịu trách nhiệm, bảo nông dân đi mà kiện Cty.
Ngay sau đó, các Trạm BVTV kết hợp với Thanh tra Sở NN-PTNT và Chi cục BVTV Đồng Tháp tiến hành xuống các đại lý bán sản phẩm lấy mẫu đem đi kiểm tra chất lượng và mời 2 Cty xuống lập biên bản. Kết quả hàm lượng N-P-K thực chất rất thấp so với hình thức quảng cáo bên ngoài bao bì.
Cụ thể Cty TNHH Dinh dưỡng nông nghiệp quốc tế (APA), phân N-P-K đăng ký chỉ có 14-14-9 mà đề trên bao bì là N-P-K 20-20-15 + 10 TE + 15 TL, loại sản phẩm thứ hai N-P-K 16-16-8 + 30 TE khi kiểm tra chỉ đạt thành phần N-P-K là 11-11-5, thấp nhiều so với đăng ký cho phép.
Đối với Cty TNHH SX TMDV Hóa Nông, sau khi kiểm tra lấy mẫu phân tích chỉ đạt 16-16-8 + 13 Si02, khớp với mã hàng đăng ký, nhưng trên bao bì sản phẩm “bốc lên” N-P-K 20-20-15 + TE + 10TL.
Tháng 5/2011, Cty TNHH Dinh dưỡng nông nghiệp quốc tế, có mở chi nhánh SX phân bón N-P-K tại xã Tân Phú Đông, thị xã Sa Đéc nhưng chủ yếu trộn phân bằng tay để bán ra thị trường, qua kiểm tra Sở NN-PTNT làm đề nghị lên UBND tỉnh Đồng Tháp ra quyết định phạt 40 triệu đồng đối với Cty này.Ông Nguyễn Văn Đức, chủ cửa hàng bán VTNN ở ấp An Ninh, xã An Khánh, huyện Châu Thành – Đồng Tháp bán những loại sản phẩm của Cty TNHH SX TMDV Hóa Nông và Cty TNHH Dinh dưỡng nông nghiệp quốc tế, phân bua: Tôi được nhân viên của 2 Cty này xuống chào hàng đưa sản phẩm bán cho nông dân, giá cả bán ngang bằng với các loại phân khác. Thật tình tôi không biết những sản phẩm này đưa xuống đây là phân chất lượng thấp so với công bố bên ngoài bao bì, tôi chỉ biết bán và kiếm lời. Nếu tôi biết trước phân này hàm lượng thấp như vậy tôi sẽ không nhập những loại phân kiểu này bán, thà lời ít một chút nhưng không bị áy náy trong lòng. Tới đây tôi sẽ cảnh giác với các Cty mới có mặt ở thị trường với những chiêu lừa thương mại trên bao bì, nhãn mác.
Ông Phan Văn Tám, Phó trưởng trạm BVTV huyện Lai Vung cho biết: Nông dân là người đứng ra trực tiếp sử dụng các sản phẩm này, đa phần mua về mới biết phân bón kém chất lượng thì đã quá muộn. Hình thức lừa dân bằng cách quảng cáo bên ngoài bao bì chất lượng cao hơn đăng ký. Vụ lúa ĐX này, nông dân ở các huyện phía Nam bị thiệt hại hàng tỷ đồng do mua phải phân bón kém chất lượng.
Có thể bạn quan tâm
Thời gian qua, ngành Nông nghiệp đã phối hợp tích cực với các địa phương xây dựng mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, trong đó có tiêu thụ bưởi da xanh (BDX).
Nói về tình trạng gian lận trọng lượng hàng đóng gói, theo nhiều người tiêu dùng, phổ biến nhất là nhóm hàng thủy hải sản đông lạnh, bày bán phổ biến ở các siêu thị.
Hiện nay, nguồn thịt bò đưa vào TP.HCM tiêu thụ chủ yếu có nguồn gốc từ Long An và Tây Ninh.
Trái mây tươi số lượng bao nhiêu cũng được mua hết với giá từ 70-90.000 đồng/kg đã thu hút ngày một đông người dân ở các huyện miền núi Ba Tơ, Tây Trà (Quảng Ngãi)... vào rừng lùng tìm và đốn hạ cây mây để hái trái về bán cho thương lái.
rước nhiều ý kiến cho rằng xuất khẩu thủy sản giảm 7 tháng đầu năm sụt giảm mạnh là do biến động từ nền kinh tế Trung Quốc, ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP), khẳng định đổi tất cả sụt giảm do Trung Quốc là không đúng.