Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dạy Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản Ở An Giang

Dạy Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản Ở An Giang
Ngày đăng: 28/05/2012

Đó là một trong những nội dung được nhiều xã, phường, thị trấn đặc biệt quan tâm và phối hợp với Trạm Khuyến nông, Trung tâm Giống thủy sản, Hội Nông dân… tổ chức các lớp dạy nghề nuôi ếch, lươn, cá lóc… nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn, giúp nâng cao thu nhập kinh tế gia đình của các hộ nông dân.

Tại thành phố Long Xuyên (An Giang), phong trào nuôi cá lóc, lươn, ếch… trong bồn ny-lon, vuông lưới cước (vèo), bể bạt… xuất hiện khá sớm, được duy trì và phát triển mạnh ở các Mỹ Thới, Mỹ Hòa, Mỹ Khánh… Nông dân được hướng dẫn kỹ thuật nuôi từ các lớp huấn luyện, xây dựng mô hình trình diễn… Bà Nguyễn Thị Xuân Loan, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố cho hay, có nhiều người ban đầu chỉ tiếp cận với việc nuôi thương phẩm, rồi dần dà tiến lên tổ chức sinh sản con giống và gầy dựng cơ sở rất có hiệu quả, như: Huỳnh Chấn Kim (Mỹ Hòa), Trần Văn Nghiệp và Trần Huyền Trang (Mỹ Khánh)… Trong số các loài thủy sản nuôi, mô hình nuôi lươn được khai thác thức ăn từ hến cào, hạn chế chi phí đầu tư nên cho lợi nhuận tốt.

Để thúc đẩy các mô hình làm ăn, Trung tâm Dạy nghề & Giới thiệu việc làm nông dân (Hội Nông dân tỉnh An Giang) luôn ưu tiên dành cho danh mục “nuôi trồng thủy sản” và tổ chức các lớp ngắn hạn dưới dạng cấp giấy chứng chỉ. Theo đó, Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch tiếp nhận hoặc kết hợp với Trạm Khuyến nông hỗ trợ cho các xã, phường, thị trấn có nhu cầu. Thực tế cho thấy, cách làm này đã được phát huy ở Châu Phú, Châu Thành, Tịnh Biên… nhất là các xã giáp ranh trên tuyến kênh Mặc Cần Dưng, kênh xáng Cây Dương, kênh xáng Vịnh Tre, kênh Cần Thảo… Đặc biệt, ở khu vực Vĩnh Lợi, Cần Đăng, Vĩnh Hanh, Vĩnh Nhuận (huyện Châu Thành) còn xuất hiện nhiều cơ sở ương giống, nuôi thương phẩm ếch và cá lóc, góp phần tạo việc làm ở nông thôn, vừa tăng thu nhập cho nông dân.

Đối với vùng đầu nguồn An Phú và Tân Châu là xứ sở của con cá ba sa, cá tra nên Hội Nông dân nhiều xã, phường, thị trấn chú trọng phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản dành cho hộ nghèo, người có thu nhập thấp. Trong đó, việc tổ chức dạy nghề nuôi lươn, ếch, cá lóc… luôn được hội viên, nông dân các xã, phường ủng hộ. Bởi lẽ, đây là những mô hình có vốn đầu tư ít, thời gian thu hoạch ngắn, phù hợp với điều kiện của nhiều hộ. Do đó, tùy nhu cầu thực tế của hội viên, nông dân và từng thời điểm, Hội Nông dân kết hợp với Trạm Khuyến nông thị xã và các xã, phường tổ chức huấn luyện kỹ thuật các mô hình nuôi lươn, cá lóc dành cho cánh Phú Lộc, Vĩnh Xương, Tân Thạnh… trước mùa nước nổi, bình quân mỗi lớp có từ 25 – 30 học viên.

Theo thống kê sơ bộ, hàng năm, toàn huyện Thoại Sơn cần trên, dưới 1 triệu con lươn giống mới đáp ứng nhu cầu nuôi thương phẩm của nông dân các xã, thị trấn. Tuy nhiên, do nguồn cung cấp đều khai thác từ thiên nhiên nên không sạch bệnh và dễ bị rủi ro lúc thả nuôi. Để hỗ trợ nông dân, Trung tâm Giống thủy sản An Giang phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện đã tổ chức lớp dạy nghề sản xuất lươn giống, bước đầu đã có 3 hộ ứng dụng thành công.

Cùng lúc với dạy nghề trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp… thì việc dạy nghề nuôi trồng thủy sản được nhiều địa phương quan tâm trong những năm gần đây do tính thiết thực đối với từng vùng, khu vực và phù hợp với khả năng thích ứng của từng loại nông hộ trong việc chọn lựa đối tượng nuôi trồng. Điều quan trọng là dạy nghề nuôi trồng thủy sản theo quy mô kinh tế hộ đã được nông dân hưởng ứng thực hiện và cho kết quả tốt nên mô hình đang có xu hướng phát triển mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Tôm Trong Đê Bao Lửng Mùa Nước Nổi Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Tôm Trong Đê Bao Lửng Mùa Nước Nổi

Mấy năm gần đây, tận dụng nước lũ đầu nguồn về sớm và chất lượng tốt, nhiều nông dân ở xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức nuôi tôm càng xanh trong đê bao lửng vào mùa nước nổi đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.

05/11/2013
Giống Tôm Càng Xanh Toàn Đực Giống Tôm Càng Xanh Toàn Đực

Đi đầu trong việc sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực theo công nghệ phi vi phẩu tại Việt Nam, Trung tâm Giống Thủy sản An Giang ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu về con giống chất lượng cao cho các hộ nuôi, một trong các yếu tố đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững cho nghề nuôi tôm càng xanh tại ĐBSCL.

05/11/2013
Cá Rô Phi Xuất Hiện Nhiều Ở Đầm Ô Loan, Ngư Dân Lo Lắng Cá Rô Phi Xuất Hiện Nhiều Ở Đầm Ô Loan, Ngư Dân Lo Lắng

Thời gian gần đây, cá rô phi xuất hiện khá nhiều ở đầm Ô Loan (Tuy An - Phú Yên) đã tạo nguồn thu nhập đáng kể cho ngư dân.

05/11/2013
Khi Mùa Nước Nổi Không Còn Nhiều Tôm, Cá Khi Mùa Nước Nổi Không Còn Nhiều Tôm, Cá

Tỉnh Tiền Giang có 3 huyện bị ảnh hưởng bởi lũ, gồm: Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, hiện nước lũ vùng đang rút, nhưng với cường suất thấp. Mực nước lũ năm nay đủ để tháo chua, rửa phèn, ít gây thiệt hại mùa màng, nhưng nguồn cá, tôm giảm đáng kể, khiến việc mưu sinh mùa nước nổi của cư dân vùng lũ cũng vất vả hơn.

05/11/2013
Bấp Bênh Sò Huyết? Bấp Bênh Sò Huyết?

Thất bại vụ sò huyết năm 2011-2012, hầu hết bà con nuôi sò trong toàn tỉnh Bến Tre đã nói không với loại hải sản này. Dù rằng con sò trước kia đã từng góp phần xóa đói, giảm nghèo cho rất nhiều nông dân!

05/11/2013