Ngăn Chặn Tình Trạng Bơm Nước Vào Gia Súc

Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ thịt gia súc bị bơm nước.
Thời gian qua, đã xuất hiện tình trạng sử dụng nước để bơm vào lợn sống trước khi giết mổ, nhằm tăng trọng lượng của thịt lợn sau khi giết mổ, trục lợi bất chính và gây thiệt hại về kinh tế cho người tiêu dùng. Mặt khác, việc sử dụng nước để bơm vào đường tiêu hóa của lợn hoặc gia súc trước khi giết mổ sẽ làm cho thịt dễ nhiễm vi sinh vật hoặc các chất khác từ nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Thời gian qua, Cơ quan thú y một số địa phương đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức bắt giữ và xử lý nhiều trường hợp gia súc bị bơm nước trước khi giết mổ (tại Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh,…).
Để ngăn chặn tình trạng trên, Cục Thú y yêu cầu Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố cần thực hiện nghiêm việc kiểm soát vận chuyển gia súc tại nơi xuất phát. Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ gia súc bị bơm nước thì phải ngừng ngay việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển.
Truy xuất nguồn gốc nếu thịt có màu sắc bất thường
Chi cục Thú y các tỉnh chỉ đạo các trạm, chốt kiểm dịch động vật đầu mối giao thông phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia súc với mục đích để giết mổ; thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra gia súc trước khi giết mổ tại các cơ sở giết mổ gia súc. Trường hợp phát hiện hoặc nghi ngờ gia súc bị bơm nước phải ngừng ngay việc vận chuyển, giết mổ; tổ chức nuôi nhốt cách ly để theo dõi, truy xuất nguồn gốc.
Bên cạnh đó, tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ buôn bán, tiêu thụ thịt gia súc tại các chợ, siêu thị; nếu phát hiện thịt gia súc có màu sắc bất thường cũng cần tổ chức truy xuất nguồn gốc.
Có thể bạn quan tâm

Tổng số tàu thuyền 6.278 chiếc, công suất trên 1 triệu CV

Được sự hỗ trợ của các ngành chức năng, nhiều hộ nuôi ở Long An đã áp dụng nuôi tôm theo hướng VietGAP, tạo sản phẩm thủy sản đảm bảo chất lượng và phát triển theo hướng bền vững.

Nguyên nhân là do giá cao su xuống thấp trong khi chi phí đầu vào (phân bón, thuốc BVTV, công lao động...) luôn cao nên người trồng ít có lãi.

Nhiều nhà vườn ở huyện Chợ Lách (Bến Tre) đang nhân rộng mô hình trồng trúc đóm trong nhà lưới, trồng cau vàng xen vườn cây ăn trái để bán lá, đã thu về lợi nhuận ròng trên 1 tỷ đồng/ha/năm.

Nếu không nhanh chóng có những giải pháp cho các vấn đề nội tại, ngành mía đường Việt Nam sẽ bị thua ngay trên sân nhà.