Nông Dân Cũng Cần Thông Thái
Mới đây nhất, đầu tháng 6, tại An Giang - vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long- các nhà quản lý, nhà khoa học đưa ra một khuyến cáo rất... lạ: Chuyển đổi trồng lúa năng suất thấp sang trồng ngô, nông dân sẽ hưởng lợi gấp 3 lần!
Nhưng thông tin tung ra thật hấp dẫn, “ngon hơn kẹo”: Nếu trồng ngô, năng suất trung bình 10,8 - 12,3 tấn ngô hạt/ha, doanh thu bình quân 49,5 triệu đồng/ha; sau khi trừ mọi chi phí, mỗi ha ngô thu lãi gần 24 triệu đồng. Trong khi đó, trồng lúa, doanh thu xấp xỉ 25,8 triệu đồng/ha, lợi nhuận thấp, chỉ khoảng 8,5 triệu đồng/ha.
Đó là những con số tính theo giá thống kê tại thời điểm tháng 4/2013. Trên cùng 1 ha diện tích canh tác, nếu trồng 3 vụ ngô/năm, nông dân có thể thu lãi gần 72 triệu đồng/năm, nhưng nếu trồng lúa, thu nhập chỉ trên dưới 24 triệu đồng/năm. Tính ra, một hộ nông dân sẽ có thu nhập khoảng 6 triệu đồng/tháng nếu trồng ngô...
Song, những “lời đường mật” về đầu vào nghe thật “mùi mẫn”, còn đầu ra thì... xa ảo mờ! Trả lời các câu hỏi: Ngô bán ở đâu? Ai mua ngô cho nông dân? Giá mua thế nào?..., các nhà quản lý nói một cách chung chung rằng “các doanh nghiệp thu mua, bao tiêu sản phẩm cần thông tin rõ ràng và chính xác về thị trường đầu ra để nông dân yên tâm sản xuất”.
Tất cả nằm ở chữ “cần” đó. Doanh nghiệp lắm khi không “cần”, nhưng điều nông dân cần nhất là đầu ra ổn định. Nếu không, những “chiếc kẹo” đầu vào sẽ rất... đắng! Và, nông dân thời nay cũng rất cần sự thông thái để hiểu được mình nên làm gì và không nên làm gì!
Còn nhớ, thời bao cấp từng có khuyến cáo “ăn ngô bổ hơn thịt bò”, nhưng mấy chục năm nay có ai dùng ngô thay thịt bò đâu!
Có thể bạn quan tâm
Huyện Quang Bình có trên 700ha diện tích mặt nước, gồm: Ao, hồ, sông, suối, thủy lợi, thủy điện,... vì vậy rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản (NTTS). Để khai thác tiềm năng đó, những năm qua, nhân dân trong huyện đã đẩy mạnh phát triển NTTS; nhiều gia đình đã mạnh dạn mở rộng diện tích mặt nước để NTTS. Tuy nhiên, việc NTTS cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ nhỏ lẻ, chưa quy mô; các hộ dân chủ yếu chỉ nuôi ở ao, ruộng lúa mang tính tự cung, tự cấp nhằm cải thiện đời sống; vì vậy chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cuối tháng 7-2015, giá bán cá tra vẫn tiệm cận với giá thành. Người nuôi cá ở ĐBSCL vẫn đang lo lắng. Tình trạng này đã kéo dài hơn 10 năm qua. Thế nhưng việc Hiệp hội Cá tra Việt Nam bước đầu “lập được bản đồ nuôi cá tra” ở ĐBSCL đang mở ra hướng phát triển căn cơ cho nghề nuôi cá.
Các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu thành công quy trình nuôi cấy sinh khối hệ sợi loài đông trùng hạ thảo Cordyceps Sinensis nguồn gốc từ Tây Tạng.
Ngày 29/7, đại diện UBND TX Sông Cầu, cho biết hiện giá tôm hùm thịt loại 1 chỉ còn 1,3 triệu đồng/kg, giảm 500.000 đồng/kg so với tháng 5, khiến người nuôi rất lo lắng.
Sở Khoa học và Công nghệ vừa tiến hành kiểm tra định kỳ Chương trình nông thôn miền núi đối với dự án “Ứng dụng công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá Lăng chấm tại Thái Nguyên”. Cơ quan thực hiện là Công ty cổ phần Đầu tư Tuấn Vinh.