Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Kỳ Đà - Nghề Mới Đầy Triển Vọng

Nuôi Kỳ Đà - Nghề Mới Đầy Triển Vọng
Ngày đăng: 13/06/2013

Vốn đầu tư ít, thu lãi nhiều, dễ nuôi, hiện nghề nuôi kỳ đà ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đang đầy triển vọng phát triển.

Kỳ đà là loài động vật hoang dã không nằm trong danh mục cấm khai thác, do sức hấp dẫn của các món ăn chế biến từ thịt và trứng kỳ đà cũng như bộ da và đặc biệt là túi mật nên số lượng kỳ đà ngoài tự nhiên bị cạn kiệt do con người săn bắt quá nhiều. Nhận thấy giá trị kinh tế từ nuôi kỳ đà, nhiều người dân trong xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường đã đưa con kỳ đà vào nuôi. Nhiều hộ mạnh dạn đầu tư nuôi với quy mô lớn, cho thu lãi cả trăm triệu đồng/năm. Hiện nghề đang lan mạnh ra các địa phương như Yên Lập, thị trấn Thổ Tang (Vĩnh Tường)...

Ông Phạm Văn Lịch, Chủ nhiệm HTX DV Nông nghiệp Vĩnh Sơn cho biết: trung bình mỗi lứa, gia đình ông nuôi khoảng 100 con, với giá 400 nghìn/kg thịt thương phẩm, trừ chi phí mỗi vụ gia đình ông thu lãi gần 60 triệu đồng. Kỳ đà dễ nuôi, vốn ít, lời cao, có thể tận dụng diện nhỏ để nuôi. Nuôi kỳ đà ít lo lắng chuyện dịch bệnh, kỹ thuật nuôi không khó. Thức ăn đơn giản chỉ là cóc, ếch nhái, gà vịt, tôm cá, thịt lợn, thịt động vật loại nhỏ...giúp chúng lớn nhanh và cũng chính là thuốc phòng ngừa bệnh táo bón. Kỳ đà sinh trưởng, phát triển mạnh sau mỗi lần lột xác (lột da).

Kỳ đà tuy dễ nuôi nhưng không thể nuôi quanh năm vì chúng không chịu được lạnh. Trong thời tiết lạnh, kỳ đà không chịu ăn, dễ mắc bệnh và chết. Vì vậy, mỗi năm người dân chỉ nuôi được một lứa, bắt đầu nuôi từ đầu tháng 4, sau 3 - 4 tháng khi trọng lượng gấp 2 - 3 lần (khoảng 3 - 3,5 kg) thì xuất bán. Nuôi kỳ đà cần phải chú ý đảm bảo vệ sinh chuồng trại, không để nguồn nước uống của chúng bị nhiễm bẩn vì kỳ đà dễ mắc một số bệnh như: viêm ngoài da, táo bón, tiêu chảy, ký sinh trùng đường ruột, ký sinh trùng ngoài da...

Ông Hạ Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Sơn cho biết: xã Vĩnh Sơn đã thu hút được 50% hộ nuôi kỳ đà, mỗi năm nhập hàng chục tỷ đồng. Hiện thịt kỳ đà rất được ưa chuộng trong các nhà hàng, khách sạn và không đủ cung cấp cho thị trường. Xã đang khuyến khích người dân phát triển mạnh việc nuôi kỳ đà để tạo vùng hàng hóa lớn, mở rộng thị trường tiêu thụ...


Có thể bạn quan tâm

Xây Dựng Mô Hình Canh Tác Lúa Giảm Phát Thải Khí Nhà Kính Xây Dựng Mô Hình Canh Tác Lúa Giảm Phát Thải Khí Nhà Kính

Ngày 19/8, Trường Đại học Thủy Lợi phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Xây dựng mô hình canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính bằng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu.

21/08/2013
Mất Mùa Mít Nghệ Mất Mùa Mít Nghệ

Vụ mùa năm nay người dân ở Khánh Sơn (Khánh Hòa) bị thất thu do mít nghệ mất mùa. Trong thời kỳ ra hoa đậu quả, mít phát triển bình thường, nhưng gần đến khi thu hoạch thì thối trái và rụng hàng loạt.

21/08/2013
Gỡ Khó Cho Ngành Mía Đường Gỡ Khó Cho Ngành Mía Đường

Từ cuối năm 2012 đến nay, lượng đường tồn kho trong nước luôn ở mức cao kỷ lục (khoảng 500 nghìn tấn). Mặc dù các cơ quan chức năng đã dồn sức tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường nhưng vẫn chưa thật sự có hiệu quả. Ðể giải bài toán khó này, cần quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ từ các ngành, các cấp.

21/08/2013
Hình Thành 3 Vùng Nhân Lúa Giống Tập Trung Hình Thành 3 Vùng Nhân Lúa Giống Tập Trung

Đến nay trên địa bàn huyện Gò Dầu đã hình thành 3 vùng nhân lúa giống tập trung ở 3 xã Phước Trạch, Cẩm Giang và Bàu Đồn.

21/08/2013
Thả Hơn 11 Vạn Cá Giống Xuống Sông Giá Thả Hơn 11 Vạn Cá Giống Xuống Sông Giá

Sáng 20-8, Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Phòng phối hợp với huyện Thủy Nguyên tổ chức thả hơn 11 vạn cá giống nước ngọt ra sông Giá, huyện Thủy Nguyên, chủ yếu là cá mè, cá trắm đen, trắm cỏ, chép, rô phi.

22/08/2013