Ngăn Chặn Tình Trạng Bơm Nước Vào Gia Súc

Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ thịt gia súc bị bơm nước.
Thời gian qua, đã xuất hiện tình trạng sử dụng nước để bơm vào lợn sống trước khi giết mổ, nhằm tăng trọng lượng của thịt lợn sau khi giết mổ, trục lợi bất chính và gây thiệt hại về kinh tế cho người tiêu dùng. Mặt khác, việc sử dụng nước để bơm vào đường tiêu hóa của lợn hoặc gia súc trước khi giết mổ sẽ làm cho thịt dễ nhiễm vi sinh vật hoặc các chất khác từ nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng.
Thời gian qua, Cơ quan thú y một số địa phương đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức bắt giữ và xử lý nhiều trường hợp gia súc bị bơm nước trước khi giết mổ (tại Cà Mau, thành phố Hồ Chí Minh,…).
Để ngăn chặn tình trạng trên, Cục Thú y yêu cầu Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố cần thực hiện nghiêm việc kiểm soát vận chuyển gia súc tại nơi xuất phát. Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ gia súc bị bơm nước thì phải ngừng ngay việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển.
Truy xuất nguồn gốc nếu thịt có màu sắc bất thường
Chi cục Thú y các tỉnh chỉ đạo các trạm, chốt kiểm dịch động vật đầu mối giao thông phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia súc với mục đích để giết mổ; thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra gia súc trước khi giết mổ tại các cơ sở giết mổ gia súc. Trường hợp phát hiện hoặc nghi ngờ gia súc bị bơm nước phải ngừng ngay việc vận chuyển, giết mổ; tổ chức nuôi nhốt cách ly để theo dõi, truy xuất nguồn gốc.
Bên cạnh đó, tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ buôn bán, tiêu thụ thịt gia súc tại các chợ, siêu thị; nếu phát hiện thịt gia súc có màu sắc bất thường cũng cần tổ chức truy xuất nguồn gốc.
Related news

Để gầy dựng được đàn cá cảnh, lão nông Nguyễn Tấn Phong (ấp 1, xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh, TP.HCM) phải ngày đêm canh con nước đục hay trong.

Anh Chính chia sẻ kinh nghiệm trồng rau công nghệ cao, đem về thu nhập gần 350 triệu đồng mỗi tháng

Ông Lê Văn Bon ở TP Cần Thơ nuôi ghép nhiều loại cá, trên bờ trồng cây ăn trái kết hợp nuôi gà thả vườn thu lãi hơn nửa tỷ đồng/năm.

Từ bỏ cơ hội việc làm trên thành phố, chị Nguyễn Thị Linh, 25 tuổi đã quyết định trở về quê mở trang trại trồng nấm mỗi năm cho thu lãi trên nửa tỷ đồng.

Tại cơ sở Nga Sơn (Long Điền, Vũng Tàu), từ khâu chọn lọc nguyên liệu đến đóng gói đều đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.