Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Ngăn chặn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi yêu cầu bức thiết

Ngăn chặn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi yêu cầu bức thiết
Publish date: Sunday. November 1st, 2015

Tuy nhiên, khi lấy mẫu trong bao thức ăn để phân tích thì không phát hiện chất cấm, nhưng khi lấy mẫu ngay tại máng ăn thì lại phát hiện chất cấm.

Ông Nguyễn Phước Trung cho rằng, hiện nay chất cấm được sử dụng chủ yếu bằng hình thức cho trực tiếp vào máng ăn, nhằm tránh sự truy xét của các cơ quan chức năng.

Vừa qua, Chi cục Thú y TP Hồ Chí Minh đã tiến hành lấy 159 mẫu thịt để kiểm tra tồn dư chất cấm.

Kết quả ban đầu cho thấy có 3/159 mẫu dương tính với chất cấm.

Sau khi kiểm tra bằng phương pháp LC/MS, kết quả có 2/159 mẫu thịt dương tính salbutamol với hàm lượng cao.

Người tiêu dùng đang hoang mang về thịt bán tại chợ chưa được kiểm soát chất lượng.

Theo các cơ quan chức năng, hiện nay nguồn gia súc có nguy cơ tồn dư chất cấm cung cấp cho thị trường TP Hồ Chí Minh chủ yếu đến từ các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long...

Chi cục Thú y TP Hồ Chí Minh cho biết, sau các đợt kiểm tra phát hiện có tồn dư chất cấm, cơ quan này phối hợp với các địa phương - nơi xuất xứ nguồn gia súc đó - để yêu cầu trang trại chăn nuôi, chủ cơ sở giết mổ lưu giữ các lô gia súc có kết quả xét nghiệm dương tính với chất cấm ngay tại chuồng trại, cơ sở giết mổ dưới sự giám sát của trạm thú y quận, huyện.

Sau đó, tiếp tục lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm chừng nào có kết quả âm tính với chất cấm mới được phép giết mổ.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, với cách làm này, sẽ không đủ sức răn đe cũng như không thể loại bỏ được nguy cơ chất cấm trong chăn nuôi, bởi người nuôi, cơ sở giết mổ sẽ tìm mọi cách để qua mặt các cơ quan chức năng.

Ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP Hồ Chí Minh cho biết, hiện nay tình trạng người chăn nuôi cho chất cấm vào thức ăn gia súc có sự biến tướng so với trước đây.

Theo ông Thảo, những đợt kiểm tra gần đây cho thấy chất cấm bị phát hiện chủ yếu là salbutamol thay vì trước đây chủ yếu là clenbuterol, lý do là người nuôi lách luật.

"Trong Thông tư 24/2013/TT-BYT của Bộ Y tế không quy định salbutamol là chất cấm độc dược không được phép sử dụng trong chăn nuôi", ông Phan Xuân Thảo lý giải và cho hay, nhiều trường hợp người nuôi lợi dụng kẽ hở của pháp luật, viện dẫn những điều khoản của quốc tế nên gây khó khăn cho công tác xử lý vi phạm.

Còn tại các lò mổ, khi phát hiện nguồn gia súc bị tồn dư chất cấm khi chưa kịp giết thịt, nhiều trường hợp cũng chưa kiên quyết để tiêu hủy, mà giữ lại một thời gian nhất định để loại thải, sau đó xét nghiệm trở lại rất tốn kém so với việc tiêu hủy ngay tại chỗ.

Điều này cho thấy những quy định hiện nay chưa chặt chẽ, các biện pháp thực thi cũng chưa đồng bộ.

Ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hồ Chí Minh cho rằng, để loại bỏ chất cấm trong chăn nuôi, doanh nghiệp khi tổ chức thu mua nguồn gia súc nguyên liệu phải kiên quyết nói không với chất cấm.

Nếu phát hiện cơ sở chăn nuôi nào cho chất cấm vào gia súc có thể chấm dứt hợp đồng thu mua.

Còn đối với cơ quan quản lý nhà nước, biện pháp kiểm tra, kiểm soát lâu nay được tiến hành thường xuyên, với tần suất ngày càng nhiều hơn nhưng vẫn không thể ngăn chặn triệt để tình trạng cho chất cấm vào gia súc.

Do đó, ông Trung đề nghị cần phải có biện pháp đủ mạnh, mà một trong những biện pháp mang tính răn đe là tiêu hủy, đóng cửa chuồng trại chăn nuôi, công bố công khai tên các đơn vị vi phạm.

Đứng về phía các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam cho rằng, việc ngăn chặn chất cấm trong ngành chăn nuôi hiện nay là yêu cầu bức thiết.

Theo ông Lịch, nếu tiếp tục sử dụng kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi thì nghề chăn nuôi và ngành sản xuất thực phẩm của chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà khi thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Một trong những giải pháp căn cơ hiện nay là "nhanh chóng đưa nghị định quản lý thức ăn chăn nuôi của Chính phủ (đã có 20 năm nay - 1996) thành pháp lệnh hoặc luật để quản lý chặt chẽ thức ăn chăn nuôi mới đủ sức ngăn chặn thực trạng này", ông Lê Bá Lịch nhấn mạnh.

Doanh nghiệp không dại sử dụng chất cấm

Bà Nguyễn Thị Hồng Thắm, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ An Hạ cho rằng, dù không bao giờ sử dụng chất cấm trong kinh doanh thực phẩm từ gia súc nhưng công ty đã nhiều lần bị "họa lây" bởi sự đánh đồng của người tiêu dùng.

"Chúng tôi ủng hộ việc công bố tên cơ sở, trang trại vi phạm trong việc sử dụng chất cấm để doanh nghiệp biết mà không hợp tác với họ.

Doanh nghiệp thì không dại gì làm điều này".

Còn ông Kiều Minh Lực (Công ty Chăn nuôi CP Việt Nam) cho biết, quy trình sản xuất đầu vào, đầu ra của công ty được kiểm soát rất chặt chẽ và công khai cho người dân tham quan mô hình sản xuất.

"Chúng tôi sẽ chấm dứt hợp đồng thu mua ngay đối với những đơn vị chăn nuôi có sử dụng chất cấm", ông Kiều Minh Lực khẳng định.


Related news

Kết Thúc Vụ Tôm Nuôi Đợt 1, Năng Suất Khá Cao Kết Thúc Vụ Tôm Nuôi Đợt 1, Năng Suất Khá Cao

Vụ tôm nuôi đợt 1 năm 2013, nông dân tại vùng chuyển dịch sản xuất huyện U Minh (Cà Mau) đã thả giống trên diện tích gần 12.000 ha.

Wednesday. May 29th, 2013
560ha Lúa Giảm Năng Suất Do Sâu Bệnh Gây Hại 560ha Lúa Giảm Năng Suất Do Sâu Bệnh Gây Hại

Theo ông Hồ Ngọc Mẫn - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Đại Lộc, vụ hè thu 2013 này, toàn huyện có khoảng 218ha lúa bị chuột gây hại với tỷ lệ gây hại từ 30-40%, cá biệt một số cánh đồng tại Đại Hưng, Đại Thạnh, Đại Hòa, Đại Nghĩa, Đại Hiệp bị chuột gây hại nghiêm trọng với tổng diện tích khoảng 56ha.

Saturday. August 24th, 2013
Khởi Nghiệp Với Giống Ếch Thái Lan Khởi Nghiệp Với Giống Ếch Thái Lan

Đầu năm 2010, qua tìm hiểu anh Lê Đức Anh – thị trấn Tân Minh (Hàm Tân - Bình Thuận) biết giống ếch Thái Lan dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao.

Thursday. April 11th, 2013
Nông Dân Chặt Bỏ Cây Cao Su, Hệ Quả Tất Yếu Của Việc Làm Ăn Theo 'Phong Trào' Ở Đác Nông Nông Dân Chặt Bỏ Cây Cao Su, Hệ Quả Tất Yếu Của Việc Làm Ăn Theo 'Phong Trào' Ở Đác Nông

Nhiều diện tích cao su ở xã Thuận Hạnh, huyện Đác Song đã 10 năm tuổi mà thân cây chỉ bằng cổ tay, không cho mủ nên bị người dân chặt bỏ hoặc bỏ hoang.

Thursday. May 30th, 2013
Vui Buồn Nghề Thu Mua Tôm, Cua Ở Bạc Liêu Vui Buồn Nghề Thu Mua Tôm, Cua Ở Bạc Liêu

Ở vùng nông thôn, nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Ông Trần Văn Phúc, một hộ nuôi tôm (ấp An Điền, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải - Bạc Liêu) nói: “Ở địa phương này, đường sá đi lại khó khăn, nên thương lái ít vào đây thu mua tôm, cua… Nếu không có người thu mua tôm, cua, người dân ở đây sẽ gặp khó khăn”.

Thursday. April 11th, 2013