Làm Giàu Từ Trồng Hoa Lan

Vốn là người sành sõi trong giới chơi cây cảnh, khi đã đến tuổi nghỉ ngơi, ông Trần Thông Minh mới quyết định đầu tư trồng hoa lan. Ban đầu, ông cùng một người bạn khởi đầu ước mơ làm giàu với loài hoa rừng vương giả này khi xây dựng hệ thống nhà lưới, hệ thống phun tưới cho hàng ngàn cây lan tại khu vườn thôn Hiệp Hòa, xã Tân Thắng (Hàm Tân).
Thời điểm đó đầu tư tiền tỷ để trồng 1 ha lan là rất phiêu lưu, bởi lan là loài hoa rất khó tính, đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về độ ẩm và quy trình chăm sóc cũng như phòng trừ dịch bệnh. Theo ông Minh, lan “khó tính” nên phải tạo môi trường xung quanh mát mẻ, ánh sáng đầy đủ, vệ sinh sạch sẽ... Ngoài ra, kỹ thuật chăm sóc quan trọng nhất là kích thích cho lan ra hoa đúng thời điểm để phục vụ theo yêu cầu của khách hàng.
Đến nay, sau hơn 10 năm gầy dựng sự nghiệp, ông đã tạo được một hệ thống hoàn thiện các khâu từ cây giống đến phân phối thị trường hoa. Ông xây dựng được khu vườn có diện tích rộng 3 ha, phát triển trên 300.000 chậu lan, tổng trị giá trên 25 tỷ đồng. Không những làm giàu cho bản thân, ông còn tạo việc làm cho 12 lao động thường xuyên với mức 2 - 3 triệu đồng/tháng.
Để “giảm nhiệt” cho vườn lan vào dịp tết khi lan vừa lên cuống hoa, ông Minh đã xuất bán hơn 1.500 chậu hoa lan cho các nhà vườn ở Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM. Thị trường hoa lan bắt đầu nóng lên từ 2 tháng trước tết bởi khách hàng không còn đợi đến lúc lan đã trổ hoa, mà mua trước tết từ 1 - 2 tháng. Vừa qua, ông Minh cung ứng hơn 2.000 chậu lan cho thị trường Tết Nguyên đán.
Nhu cầu sử dụng hoa lan để trang trí ngày càng nhiều, nhất là trong dịp tết cổ truyền của dân tộc. Bởi loài hoa này mang vẻ đẹp sang trọng, thời gian trổ bông lâu, từ 2 - 3 tháng mới tàn. Do đó, xu hướng chơi hoa lan ngày càng phát triển, và việc trồng lan để kinh doanh làm giàu là phát triển đúng hướng.
Có thể bạn quan tâm

Tại Hội nghị triển khai công tác chăn nuôi- thú y toàn quốc tổ chức ở Hà Nội sáng nay (26/8), ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) nhận định: Thị trường và giá một số sản phẩm chăn nuôi dần ổn định, cùng với việc kiểm soát tốt hơn về dịch bệnh, nên sản xuất chăn nuôi đang được khôi phục trở lại.

Ngày 21/8/2014, tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh tổ chức Hội thảo xác định nguyên nhân gây chết trên ngao, tu hài nuôi và giải pháp khôi phục nghề nuôi. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Huy Điền đã đến dự.

Hơn 2 ngày qua, tại các lồng bè trên vịnh Mân Quang (quận Sơn Trà - Đà Nẵng) đã xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt khiến người nuôi cá tại đây trở tay không kịp.

Dự án nhằm mục tiêu phát triển chăn nuôi gà áp dụng quy trình an toàn sinh học theo hướng VietGAHP có kiểm soát. Xây dựng mối liên kết sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ cung ứng sản phẩm gà đồi Yên Thế cho TP Hà Nội và một số thị trường khác với chất lượng ổn định, giữ vững thương hiệu, thị trường và hài hòa lợi ích của các bên.

Ông Đàm Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết Việt Nam có đủ vaccine phòng chủng cúm A H5N6 nếu dịch bệnh xảy ra trên diện rộng. Tuy nhiên, đây chỉ là loại vaccine dùng tiêm cho gia cầm.