Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Giống Rau, Hoa Việt Nam

Phát Triển Giống Rau, Hoa Việt Nam
Ngày đăng: 05/03/2015

Trước thực trạng xuất khẩu rau quả của VN liên tục tăng trong những năm gần đây, đạt kim ngạch khoảng 1,5 tỉ USD năm 2014, nhưng có đến 80% giống rau đang phải nhập khẩu, TS Nguyễn Quốc Vọng, Việt kiều Úc, đang tích cực nghiên cứu và phát triển các giống rau, hoa để dần giảm sự phụ thuộc nguồn giống nước ngoài.

Từ năm 1969 - 1980, TS Vọng học tập và nghiên cứu tại Nhật Bản. Khi di cư sang Úc, ông tiếp tục nghiên cứu về rau quả, cà chua và trà. Năm 2007, khi đang làm việc tại Bộ Nông nghiệp bang New South Wales (Úc) và giảng dạy ở Đại học RMIT cùng một số trường đại học khác, TS Vọng về nước theo lời mời của lãnh đạo Viện Khoa học nông nghiệp VN, với mục đích xây dựng một trung tâm xuất sắc (Centre of Excellence) theo mô hình của Úc. Đây là mô hình nghiên cứu và phát triển nông sản theo chuỗi giá trị. Tuy nhiên, vì một số lý do khách quan, trung tâm đã không ra đời.

Không coi mình là Việt Kiều

TS Nguyễn Quốc Vọng tâm sự: “Sau 8 năm về VN, đến thời điểm này tôi không còn coi mình là Việt kiều nữa vì chỉ có suy nghĩ như người VN thì mới có thể làm việc được. Chủ trương của tôi là không đầu tư mà muốn chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật của nước ngoài về áp dụng tại VN. Trong nông nghiệp, đó là việc nghiên cứu xây dựng và phát triển theo chuỗi giá trị”.

Thời gian đầu về nước, TS Vọng làm một số dự án và xây dựng quy trình sản xuất VietGAP cho Bộ NN-PTNT, đồng thời giảng dạy tại Đại học Nông nghiệp Hà Nội. “Năm 2010, mình chọn Công ty CP giống cây trồng miền Nam vì nó là công ty có nghiên cứu về giống trong khi nhiều công ty chỉ đơn thuần là kinh doanh - nhập giống của nước ngoài về bán”, ông tâm sự. Hiện TS Vọng là thành viên HĐQT, Giám đốc Trung tâm giống rau hoa - SSC của công ty.

Theo TS Vọng, việc phải phụ thuộc vào giống rau của nước ngoài đến 80% là không ổn. VN cần chủ động được ít nhất 50% về giống, bởi việc phụ thuộc vào nguồn cung của nước ngoài rất nguy hiểm, không loại trừ họ sẽ đẩy giá lên rất cao.

Sau khoảng 5 năm đi sâu nghiên cứu phát triển giống rau nội địa, đến tháng 9.2014, Trung tâm SSC đã cung cấp cho thị trường 18 trong tổng số 36 bộ giống rau. “Chúng tôi có thể phát triển nhanh các bộ giống của riêng mình nhờ áp dụng phương pháp cấy mô ở kỹ thuật cao là cấy thụ phấn và cấy noãn. Việc này rút ngắn thời gian lai tạo giống khoảng 5 năm so với phương pháp lai tạo bằng cách chọn lọc tự nhiên”, TS Vọng nói và cho biết đang dồn sức cho việc lập chi nhánh của SSC ở Lâm Đồng để xây dựng bộ giống rau ôn đới cho VN.

Cũng theo TS Vọng, ông đang nghiên cứu phát triển một bộ giống rau có dược tính cao vì “phát triển một bộ giống rau như vậy là phù hợp với xu hướng tiêu dùng của thế giới trong tương lai gần”. “Ví dụ như trái khổ qua có dược tính là chống tiểu đường, ung thư (tụy, vú), nhưng khổ qua có nhiều giống khác nhau, nhà khoa học cần chọn ra những giống có dược tính cao để phát triển”, TS Vọng nói.


Có thể bạn quan tâm

Người Giúp Đất Nghèo Chuyển Mình Người Giúp Đất Nghèo Chuyển Mình

Ở bản Xốp Thập, xã Hữu Lập (Kỳ Sơn, Nghệ An) nhiều người đều thầm cảm ơn ông Kha Văn Phon, Trưởng bản vì với tư cách Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, ông đã giúp bà con tiếp cận với đồng vốn ưu đãi của Ngân hàng dễ dàng hơn, từ đó có điều kiện cải thiện cuộc sống. Không những thế, ông còn là một gương điển hình làm kinh tế giỏi, xứng đáng để bà con trong bản học tập.

23/06/2013
Mô Hình Nuôi Rắn Ri Tượng Hiệu Quả Cao Mô Hình Nuôi Rắn Ri Tượng Hiệu Quả Cao

Mô hình nuôi rắn ri tượng quy mô nhỏ được ông Cao Văn Hùng, ấp Tân Bửu, xã Tân Hưng, huyện Cái Nước (Cà Mau), áp dụng 3 năm, cho thu nhập từ 30 - 100 triệu đồng/năm. Từ cách nuôi đơn giản, hiệu quả, ông đang mở rộng quy mô nuôi đối tượng này.

05/08/2013
Mô Hình “Chăn Nuôi Gà Thả Vườn” Hiệu Quả Ở Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) Mô Hình “Chăn Nuôi Gà Thả Vườn” Hiệu Quả Ở Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận)

Tháng 8/2012, Trạm Khuyến nông huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) triển khai mô hình “chăn nuôi gà thả vườn” với qui mô 1.000 con ở 6 xã với 20 hộ tham gia. Trong đó, xã Hàm Hiệp có 6 hộ tham gia. Mỗi hộ được cung ứng 50 con giống gà ta lai. Nhà nước hỗ trợ 100% tiền giống, tư vấn kỹ thuật và 50% thuốc thú y, thuốc sát trùng. Sau gần 3 tháng nuôi trọng lượng gà bình quân ở 20 hộ tham gia đạt 1,3 kg/con, tỉ lệ gà sống đạt 91,05%. Với giá thị trường hiện nay khoảng 82.500 đồng/kg, mỗi lứa nuôi 50 con gà, bà con lãi gần 1,6 triệu đồng.

27/11/2012
Phủ Xanh Rau Màu Trên Đất Nuôi Tôm Phủ Xanh Rau Màu Trên Đất Nuôi Tôm

Trong điều kiện con tôm cho thu nhập chưa thật sự ổn định, liên tục các năm qua, huyện Đầm Dơi tăng cường phát động bà con nhân dân tận dụng đất trống, cải tạo vườn tạp để trồng rau màu. Chủ trương này được người dân trong huyện đồng tình hưởng ứng khá tốt.

24/06/2013
Phát Triển Đàn Cá Tra Bố Mẹ Hậu Bị Tốt Ở An Giang Phát Triển Đàn Cá Tra Bố Mẹ Hậu Bị Tốt Ở An Giang

Sau khi thực hiện thành công dự án "Phát triển đàn cá tra bố mẹ hậu bị tốt" Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã phát tán 5.600 cá tra bố mẹ hậu bị có lý lịch rõ ràng, ngoại hình hoàn chỉnh, không đồng huyết, cận huyết cho 3 cơ sở sản xuất cá tra bột trong tỉnh và sẵn sàng cung cấp tiếp 4.000 con cho các cơ sở sản xuất cá tra bột có yêu cầu thay đổi đàn cá bố mẹ, nhằm tạo đàn cá bố mẹ hậu bị tốt để cung cấp con giống chất lượng cao cho ngư dân thả nuôi, góp phần hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm cá tra An Giang.

02/12/2012