Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nga Muốn Độc Lập Về Thủy Sản

Nga Muốn Độc Lập Về Thủy Sản
Ngày đăng: 09/10/2014

Hiện tại, chỉ những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lệnh cấm NK của Nga mới cảm nhận được toàn bộ những hệ quả mà lệnh cấm này gây ra. Điện Kremlin mong muốn giảm sự phụ thuộc vào nguồn NK thủy sản, nên các nhà XK không nên mong đợi việc kinh doanh trở lại bình thường khi lệnh cấm kết thúc vào tháng 8/2015.

Với lãnh thổ rộng lớn với vùng biển kéo dài từ biển Barents đến Biển Nhật Bản, các hạm đội Nga chủ yếu đánh bắt các loài cá thịt trắng và các nổi. Trong năm 2013, với 4,3 triệu tấn thủy sản, Nga là nước có lượng đánh bắt lớn thứ 5 trên thế giới. Ba trung tâm chế biến chính của Nga đã sản xuất được 3,8 triệu tấn sản phẩm.

Nuôi trồng thủy sản chưa phát triển bằng khai thác. Sản xuất còn khiêm tốn ở mức 140.000 tấn vào năm 2013. Nga hiện đang xếp hạng thứ 38 trong danh sách các nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất thế giới,.

Nguồn cung từ tự nhiên là hữu hạn, vì vậy phải phát triển nuôi trồng thủy sản. Ngành thủy sản Nga đang nhắm mục tiêu đạt 500.000 tấn mỗi năm trong những năm tới.

Để hỗ trợ ngành nuôi trồng thủy sản, Cơ quan Nghề cá Liên bang Nga (Rosrybolovstvo) đã thực hiện kế hoạch nuôi trồng thủy sản quốc gia. Chiến lược được dự báo sẽ làm tăng sản lượng nuôi trồng lên 200.000 tấn vào năm 2017 và 410.000 tấn vào năm 2020.

Nhà nước Nga coi nuôi trồng thuỷ sản là một trong những hướng chính để đạt được sự độc lập về thủy sản. Chính phủ có kế hoạch trợ cấp cho việc mở rộng và xây dựng các dự án, cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến để phát triển lĩnh vực này. Điều này cũng thúc đẩy sự phát triển của các trung tâm chế biến ven biển và nội thủy. 

Đồng thời, các quan chức Nga hy vọng sẽ nhìn thấy một sự đột biến trong tiêu thụ thủy sản. Với số dân 143 triệu, Nga tiêu thụ 2,1 triệu tấn thủy sản vào năm 2013, trong đó có khoảng 1 triệu tấn sản phẩm NK. Tính bình quân mỗi người tiêu thụ 22kg/năm. Con số này được chính phủ dự báo sẽ tăng lên 28kg vào năm 2020, do củng cố sản xuất trong nước.

Nước Nga tin rằng mục tiêu giảm NK xuống 20% có thể đạt được, mặc dù thừa nhận rằng để tối đa hóa giá trị của các sản phẩm, đẩy mạnh chế biến sâu là việc làm cần thiết.

Trong nửa đầu năm nay, trước khi lệnh cấm được ban hành, Nga đã NK 587.848 tấn thủy sản, trị giá 1,3 tỷ USD. Trong cùng thời gian này, Nga đã XK 1,2 triệu tấn sản phẩm với giá trị đạt 1,9 tỷ USD.


Có thể bạn quan tâm

Na Sang Đa Dạng Hóa Cây Trồng Na Sang Đa Dạng Hóa Cây Trồng

Năm 2010 xã Na Sang, huyện Mường Chà có 68% hộ nghèo. Không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, nhiều diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng dứa, đậu tương, cao su… Đến nay, Na Sang đã có nhiều đổi thay, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn trên 40%.

18/07/2014
Mường Ảng Mất Trắng Gần 6ha Lúa Do Thiên Tai Mường Ảng Mất Trắng Gần 6ha Lúa Do Thiên Tai

Hơn 1 tháng trở lại đây, trên địa bàn huyện Mường Ảng xuất hiện nhiều trận mưa lớn, gây thiệt hại về tài sản và hoa màu của người dân. Trong đó, mưa lũ đã làm 125m kênh thủy lợi tại các xã: Ẳng Cang, Ẳng Tở, Mường Lạn, Ngối Cáy bị hư hỏng; 1km kênh mương bị vùi lấp; hơn 650m3 đất, đá sạt xuống các tuyến giao thông trên địa bàn.

18/07/2014
Trái Cây Nghịch Vụ Hướng Đi Mới Trái Cây Nghịch Vụ Hướng Đi Mới

Ông Đỗ Thái Hùng, Bí thư chi bộ ấp Bình Thuận, xã Tam Bình (Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết: "Trái sầu riêng rải vụ năm 2014 đang đạt giá kỷ lục, gần 100.000 đ/kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư, nhà vườn thu lãi khoảng 80% so với giá bán. Hiệu quả của việc SX trái cây rải vụ đã rõ.

05/12/2014
Hơn 70% Hộ Dân Nuôi Tôm Nước Lợ Ở Trà Vinh Có Lãi Hơn 70% Hộ Dân Nuôi Tôm Nước Lợ Ở Trà Vinh Có Lãi

Cụ thể, tôm chân trắng loại 60 con/kg đang được thương lái thu mua với giá 116.000 đ/kg; loại 70 con/kg có giá 112.000 đ/kg; loại 90 con/kg có giá 100.000 - 104.000 đ/kg; tôm sú loại 20 con/kg đang ở mức giá 260.000 - 270.000 đ/kg, tôm sú loại 30 con/kg giá 225.000 - 230.000 đ/kg, tăng bình quân khoảng 20.000 đ/kg so với cuối tháng 5/2014.

18/07/2014
Ruộng Ngập Úng, Lỗi Do… Thiết Kế Ruộng Ngập Úng, Lỗi Do… Thiết Kế

Hơn 2 năm nay, gần 20ha đất sản xuất của người dân thôn Tây Sơn Đông (xã Duy Hải, Duy Xuyên) phải bỏ hoang, hoặc bất đắc dĩ chỉ sản xuất 1 vụ do bị ngập úng. Đây là hệ lụy của việc thiết kế cao trình chưa tính toán phù hợp khâu giải thủy, đầu tư thiếu đồng bộ hạ tầng.

18/07/2014