Nga Hỗ Trợ Việt Nam Nuôi Cá Hồi

Liên bang Nga sẽ nghiên cứu khả năng cung cấp cho Việt Nam vật liệu di truyền cá hồi có nguồn gốc Nga và đề xuất một số loại cá thích hợp để tiến hành nghiên cứu khả năng thích nghi của loài này tại Việt Nam.
Thông tin này được đưa ra trong buổi họp lần thứ 5 của Ủy ban hỗn hợp nghề cá Việt Nam và Liên bang Nga về hợp tác trong lĩnh vực nghề cá diễn ra tại Hà Nội chiều ngày 31 - 10.
Phía Việt Nam cũng sẽ cung cấp cho phía Nga vật liệu di truyền cá rô phi và những kinh nghiệm trong nuôi cá rô phi.
Ngoài việc hợp tác trong nuôi cá hồi, cá rô phi, thông tin tại buổi họp này cho biết, trong thời gian tới hai bên thống nhất chuẩn bị một chương trình hợp tác nghiên cứu tài nguyên sinh vật tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; khả năng sản xuất hoạt chất sinh học từ sinh vật sống trong thủy vực của Việt Nam; khả năng nuôi thử nghiệm rong biển Nga trên các vùng biển của Việt Nam; vấn đề lây lan dịch bệnh ở thủy sản cũng như chương trình trao đổi chuyên gia.
Dự thảo các chương trình hợp tác trong các lĩnh vực trên sẽ được thảo luận và thống nhất tại cuộc họp của các nhà khoa học và các chuyên gia của hai nước vào tháng 4, tháng 5 năm 2015.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám thời gian qua, Liên bang Nga đã giúp đỡ Việt Nam đào tạo cán bộ nghiên cứu điều tra nguồn lợi thủy sản; giúp các viện nghiên cứu, nuôi trồng thủy sản nâng cao năng lực. Nga đã giúp Việt Nam xây dựng cơ sở ban đầu về nuôi cá nước lạnh trong đó đặc biệt là cá tầm Nga rất có hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Trước đây, cây cam, quýt chỉ được trồng tại 3 xã nằm trong vùng quy hoạch của tỉnh là Quang Thuận, Đôn Phong, Dương Phong, nhưng đến nay đã được mở rộng ra các xã là Sỹ Bình, Cao Sơn và Tú Trĩ, Phương Linh với tổng diện tích khoảng hơn 1.000ha, trong đó có 700ha đã cho thu hoạch.

Theo nhiều nông dân, nhãn Ido hình dạng trái như nhãn tiêu nhưng cơm dầy, hạt nhỏ, trái to, vị ngọt dịu, vỏ trái mỏng và năng suất cao hơn nhãn tiêu. Vì vậy, nhãn Ido được người tiêu dùng ưa chuộng và giá luôn ở mức cao. Các ngành chuyên môn cho rằng, cách làm này rất linh hoạt, ngoài rút ngắn thời gian mà có thể giữ lại gốc nhãn tiêu.

Theo Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc ngày 22/9, chính phủ nước này sẽ mua 370.000 tấn gạo sản xuất trong nước để đưa vào dự trữ quốc gia, góp phần kiểm soát giá gạo trong nước.

Nguyên nhân được cho là phía EU đã phát hiện một số lỗi nghiêm trọng trong quá trình nuôi trồng và cung cấp vào EU về các mặt hàng này.

Nếu như vào đầu vụ, giá ớt tại Phù Mỹ (Bình Định) lúc cao nhất lên đến 48-50.000đ/kg (ớt sừng) thì chẳng bao lâu sau tuột xuống còn 30.000đ/kg, rồi rớt xuống chỉ còn… 2.000đ/kg.