Nga Cần Nhập Nhiều Nông Sản Khối Lượng Lớn

Cục XNK tạm tính ra yêu cầu trong mỗi năm về NK các mặt hàng nông sản vào Nga: rau 3.400 tấn; trái cây 2.000 tấn; nấm 700 tấn; quýt 1.000 tấn; thịt và gà 10.000 tấn; thủy sản 32.000 tấn.
Để tăng cường công tác thông tin, XTTM và đẩy mạnh XK nông sản, thủy sản, thực phẩm sang Nga, Cục XNK (Bộ Công thương) cùng Cơ quan đại diện LB Nga tại Việt Nam vừa tổng hợp danh sách và công bố nhu cầu NK nông sản, thủy sản và thực phẩm từ Việt Nam.
Trong danh sách này, có thể thấy nhu cầu NK nông sản, thủy sản, thực phẩm của các DN Nga khá đa dạng về mặt hàng, chủng loại.
Cty Dixie South JSC cần nhiều sản phẩm về rau quả, cụ thể: hỗn hợp rau đông lạnh (gói 400 gr), nhu cầu trung bình mỗi tháng 25 tấn; hỗn hợp rau mùa hè đông lạnh (400g), trung bình hàng tháng 25 tấn; súp lơ đông lạnh (400g), 30 tấn/tháng; bông cải xanh đông lạnh (400g), 30 tấn/tháng; đậu xanh xắt nhỏ, đông lạnh (400g), 30 tấn/tháng; nấm hương thái lát đông lạnh (400g), 25 tấn/tháng.
Mặt hàng rau quả cũng được nhiều nhà phân phối khác của Nga quan tâm. Cty City Supermarket Ltd. cần các sản phẩm rau, rễ cây, củ và trái cây như rau ướp lạnh và đông lạnh, cà chua tươi, tỏi tươi, cà rốt và củ cải tươi, súp lơ, rau diếp, cà tím, quýt, bưởi, dứa tươi và dứa khô...
Yêu cầu cụ thể về khối lượng của một số mặt hàng như sau: Quýt 10-20 tấn/tuần; cà chua 10 tấn/tuần; khoai tây 15 tấn/tuần; táo 20 tấn/tuần; quả mọng 5 tấn/tuần; rau, thảo mộc 6 tấn/tuần.
Cty Maria-ra cần các sản phẩm nấm đông lạnh (champignons, nấm) với khối lượng 30 tấn/tháng; quả (dâu, cherry) 5 tấn/tháng; rau (bông cải xanh, súp lơ, đậu...), 80 tấn/tháng. Bên cạnh đó, Cty này cũng cần nhiều loại trái cây, rau mà Việt Nam có như chanh leo, bơ, xoài, dừa, húng quế, bạc hà, xà lách...
Dựa trên yêu cầu chung của các nhà NK, phân phối ở Nga, Cục XNK tạm tính ra yêu cầu trong mỗi năm về NK các mặt hàng nông sản vào thị trường này: rau 3.400 tấn; trái cây 2.000 tấn; nấm 700 tấn; quýt 1.000 tấn; thịt và gà 10.000 tấn; thủy sản 32.000 tấn.
Yêu cầu cụ thể như sau: rau xanh 100 kg/tháng; chanh leo 1 tấn/tháng; xoài 1.000 quả/tháng (mỗi hộp 9-11 quả); bơ 4.000 quả/tháng (16-20 quả/hộp); dừa 1.500 quả/tháng.
Một số công ty khác cũng có nhu cầu rau quả, trái cây nhưng chưa đưa ra những yêu cầu cụ thể như Cty Prizma Ltd cần các loại rau, rễ rau và quả đông lạnh; Cty SPAR Tuymen cần các loại quả, sản phẩm rau và rau đông lạnh.
Nhiều DN Nga đã đưa ra các yêu cầu về thủy sản. Cty AUCHAN Ltd cần tôm bóc vỏ (300/500 gr), nhu cầu 200 tấn/năm. Cty Prizma Ltd cần các sản phẩm cá, động vật giáp xác và các loại khác.
Cty MAGNIT có nhu cầu về nhiều mặt hàng thủy sản mà Việt Nam có như cá tra phi lê đông lạnh, tôm sú, cua thanh, trai, mực, sò biển, mực chưa chế biến… Nhu cầu NK thủy sản của Cty MAGNIT là khá lớn, lên tới 2.500 tấn/tháng.
Cty Maria-ra tuy tập trung vào các sản phẩm trái cây, rau quả, nhưng cũng có nhu cầu NK cá chẽm, cá nục heo, với khối lượng 100 kg/tháng.
Các DN Nga cũng có nhu cầu NK các sản phẩm chăn nuôi, nhưng vì nhiều lý do, có lẽ các DN Việt Nam hiện chưa thể đáp ứng được các đơn hàng này. Tuy vậy, cũng xin nêu ra ở đây: Cty MAGNIT cần thịt bò, thịt lợn và các sản phẩm phụ đông lạnh, với khối lượng 800 tấn/tháng; Cty SPAR Irkutsk cần NK gà đông lạnh, khối lượng 150 tấn/năm...
Có thể bạn quan tâm

Giá cao, lợi nhuận nhiều nên thời gian qua, nhiều hộ dân huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) đã ồ ạt lên liếp để trồng cam. Giờ đây, huyện Trà Ôn đã đứng đầu về diện tích cam trong tỉnh. Tuy nhiên, theo ngành chức năng của địa phương, cách trồng của người dân chưa bền vững.

Qua 10 năm, ngành nông nghiệp khu vực Nam bộ triển khai thực hiện mô hình “Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn GAP” thì đến nay mới có 29 mô hình được chứng nhận. Và tất cả những mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP đã đạt thì vẫn chưa thể nhân rộng.

Cuối tháng 3, ông Trần Văn Thanh ở thôn Vân Quật (xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên) mua hạt giống đậu xanh về tỉa trên một sào đất nằm ven vườn nhà. Nhờ nguồn nước tưới dồi dào, chủ động phòng trừ các loại sâu bệnh nguy hiểm nên ruộng đậu xanh của ông Thanh phát triển rất tốt.

Tuy nhiên, do yếu tố thời tiết, giá giống cao su tăng cao, giá mủ cao su xuống thấp, không tiêu thụ được, khiến nhiều hộ dân hoang mang, không tiếp tục trồng, nên tiến độ trồng mới chậm so với kế hoạch đề ra. Tính đến cuối tháng 7, toàn huyện mới trồng được 21,6 ha, đạt 6,2% kế hoạch, tập trung ở các xã: Lương Sơn 10,4 ha, Xuân Thắng 6 ha, Xuân Cẩm 4,2 ha và Thọ Thanh 1 ha.

Câu chuyện bắt đầu khi xã Vạn Ninh cùng với các địa phương khác trong huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) khởi động phong trào xây dựng nông thôn mới. Với địa hình bán sơn địa có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi kết hợp trồng rừng, xã Vạn Ninh khuyến khích nhân dân tập trung vào các mô hình kinh tế trang trại với nhiều chính sách ưu đãi, trong đó định hướng đến vấn đề quy hoạch tập trung, thân thiện với môi trường và xa khu dân cư.