Kế Hoạch Hành Động Tái Cơ Cấu Ngành Thủy Sản
Ngày 12/3/2014, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT phối hợp với Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO) tổ chức hội thảo tham vấn về dự thảo kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản. Tham dự Hội thảo có đông đảo các đại biểu đến từ các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản. Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT và ông Jong-ha Bae, Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam tới dự và chỉ đạo hội thảo.
Kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản
Theo quyết định 2760/QĐ-BNN-TCTS, ngày 22/11/2013 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, mục tiêu chính của đề án là phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường. Xây dựng ngành thủy sản theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.
Để cụ thể hóa các hành động thực hiện tái cơ cấu ngành theo mục tiêu trên, tổ chức lương nông Liên hợp quốc đã hỗ trợ nhóm chuyên gia tư vấn xây dựng “kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản”. Bản dự thảo kế hoạch cơ bản đã khái quát về thực trạng và tiềm năng ngành thủy sản, đánh giá những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành trong giai đoạn tới, đồng thời đưa ra các hành động cụ thể nhằm đạt các mục tiêu về nâng cao giá trị gia tăng chuỗi sản phẩm chủ lực. Trong đó tập trung vào 3 đối tượng chính là tôm, cá tra đối với nuôi trồng và cá ngừ đối với khai thác.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến các chuyên ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến, thương mại - thị trường. Trong đó nhấn mạnh việc dự thảo cần cụ thể hóa hơn nữa các hành động nhằm vào nội dung đề án và các mục tiêu cụ thể, đưa ra lộ trình để thực hiện tái cơ cấu, phân rõ vai trò của các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương cũng như các tổ chức hội, hiệp hội và cộng đồng trong việc triển khai đề án.
Ông Jong-ha Bae cho rằng, cần rà soát, phân tích và đánh giá các chính sách hiện có, bổ sung các chính sách sao cho phù hợp với các quy định của quốc tế. Trong thời gian tới cần cân nhắc, lựa chọn các lĩnh vực của ngành để tăng cường năng lực về quản lý, thực thi pháp luật cũng như tăng cường năng lực trong sản xuất ngành.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Vũ Văn Tám yêu cầu nhóm tư vấn cần tiếp tục rà soát, đánh giá những điểm mạnh, yếu trong các khâu của chuỗi sản xuất và đề xuất các hành động cụ thể theo từng lĩnh vực ngành, làm rõ khung chính sách đối với thủy sản cho phù hợp với quy định quốc tế. Đưa ra lộ trình cho các hoạt động theo thứ tự ưu tiên, phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan.
Dự thảo kế hoạch hành động sẽ tiếp tục được xin ý kiến rộng rãi của các cơ quan quản lý, nhà khoa học, người sản xuất, các hội, hiệp hội…và đặc biệt sẽ được tổ chức xin ý kiến tại “Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chiến lược thủy sản và triển khai Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản” ngày 30/3/2014 trong khuôn khổ Festival thủy sản Việt Nam năm 2014 tại Phú Yên.Ngày 12/3/2014, tại Hà Nội, Bộ NN&PTNT phối hợp với Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO) tổ chức hội thảo tham vấn về dự thảo kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản. Tham dự Hội thảo có đông đảo các đại biểu đến từ các cơ quan thuộc Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản. Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT và ông Jong-ha Bae, Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam tới dự và chỉ đạo hội thảo.
Kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản
Theo quyết định 2760/QĐ-BNN-TCTS, ngày 22/11/2013 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, mục tiêu chính của đề án là phát triển bền vững cả về kinh tế, xã hội, môi trường. Xây dựng ngành thủy sản theo hướng hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường.
Để cụ thể hóa các hành động thực hiện tái cơ cấu ngành theo mục tiêu trên, tổ chức lương nông Liên hợp quốc đã hỗ trợ nhóm chuyên gia tư vấn xây dựng “kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành thủy sản”. Bản dự thảo kế hoạch cơ bản đã khái quát về thực trạng và tiềm năng ngành thủy sản, đánh giá những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành trong giai đoạn tới, đồng thời đưa ra các hành động cụ thể nhằm đạt các mục tiêu về nâng cao giá trị gia tăng chuỗi sản phẩm chủ lực. Trong đó tập trung vào 3 đối tượng chính là tôm, cá tra đối với nuôi trồng và cá ngừ đối với khai thác.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề liên quan đến các chuyên ngành nuôi trồng, khai thác, chế biến, thương mại - thị trường. Trong đó nhấn mạnh việc dự thảo cần cụ thể hóa hơn nữa các hành động nhằm vào nội dung đề án và các mục tiêu cụ thể, đưa ra lộ trình để thực hiện tái cơ cấu, phân rõ vai trò của các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương cũng như các tổ chức hội, hiệp hội và cộng đồng trong việc triển khai đề án.
Ông Jong-ha Bae cho rằng, cần rà soát, phân tích và đánh giá các chính sách hiện có, bổ sung các chính sách sao cho phù hợp với các quy định của quốc tế. Trong thời gian tới cần cân nhắc, lựa chọn các lĩnh vực của ngành để tăng cường năng lực về quản lý, thực thi pháp luật cũng như tăng cường năng lực trong sản xuất ngành.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Vũ Văn Tám yêu cầu nhóm tư vấn cần tiếp tục rà soát, đánh giá những điểm mạnh, yếu trong các khâu của chuỗi sản xuất và đề xuất các hành động cụ thể theo từng lĩnh vực ngành, làm rõ khung chính sách đối với thủy sản cho phù hợp với quy định quốc tế. Đưa ra lộ trình cho các hoạt động theo thứ tự ưu tiên, phân định rõ trách nhiệm của các bên liên quan.
Dự thảo kế hoạch hành động sẽ tiếp tục được xin ý kiến rộng rãi của các cơ quan quản lý, nhà khoa học, người sản xuất, các hội, hiệp hội…và đặc biệt sẽ được tổ chức xin ý kiến tại “Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chiến lược thủy sản và triển khai Đề án tái cơ cấu ngành thủy sản” ngày 30/3/2014 trong khuôn khổ Festival thủy sản Việt Nam năm 2014 tại Phú Yên.
Có thể bạn quan tâm
Vừa qua, Hội đồng Khoa học Công nghệ tỉnh Tiền Giang tổ chức đánh giá nghiệm thu đề tài "Biện pháp quản lý bệnh thối rễ, chết cành mãng cầu xiêm ở huyện Tân Phú Đông", đề tài do ThS. Đặng Thùy Linh làm Chủ nhiệm, Viện Cây ăn quả miền Nam chủ trì, với mục tiêu xác định tác nhân gây bệnh thối rễ, chết cành của cây mãng cầu xiêm, từ đó tìm ra biện pháp phòng trừ tổng hợp thích hợp, hiệu quả.
Người dân Chí Linh (Hải Dương) đang trồng thử nghiệm nhiều mô hình có giá trị kinh tế cao, trong đó cây na dai đã dần khẳng định vị thế.
Ông Lê Huy Ngoạn ở thôn Trân Tảo, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm (Hà Nội) là một trong số nông dân hiếm hoi đạt được hai cái nhất. Đó là nuôi cá sinh sản, cá giống giỏi nhất và trồng ổi Đài Loan đạt hiệu quả kinh tế cao nhất vùng.
Trong những ngày đầu tháng 8/2013, Trung tâm khuyến nông - Khuyến ngư kết hợp với Phòng Kinh tế TP Cà Mau chọn 2 ấp Tân Hiệp và Tân Thuộc, xã An Xuyên làm điểm chỉ đạo triển khai mô hình cánh đồng mẫu lớn năm 2013.
Những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8 là thời điểm bà con nông dân ở Chí Linh bước vào vụ thu hoạch na. Gia đình bà Mai Thị Khánh, ở thôn Tân Tiến là một trong những hộ trồng na khá sớm ở xã Hoàng Tiến. Từ năm 2001, khi cây vải giảm giá trị kinh tế, vợ chồng bà đã mạnh dạn chuyển sang chuyên canh trồng cây na dai.