Nên Có Tín Dụng Hỗ Trợ Sản Xuất Cá Ngừ Theo Chuỗi Giá Trị
Sáng nay (2.4), tại thành phố Tuy Hòa, diễn đàn “tổ chức sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên tổ chức đã đề cập nhiều vấn đề liên quan đến khai thác, thu mua, chế biến và thiêu thụ cá ngừ. Đây là cơ hội để ngư dân nêu lên những bất cập trong nghề khai thác cá ngừ hiện nay.
Theo số liệu thống kê, hiện cả nước có khoảng 3.500 tàu tham gia khai thác cá ngừ, với khoảng 35.000 lao động tham gia nghề này. Năm 2013, sản lượng khai thác cá ngừ vây vàng và mắt to đạt gần 16.000 tấn. Nghề khai thác cá ngừ đại dương ở Việt Nam hiện chiếm thứ 3 trong cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu. Tuy nhiên, nghề này còn mang tính tự phát, năng lực tổ chức khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ chưa tương xứng với tiềm năng về nguồn lợi.
Tại diễn đàn, nhiều ý kiến đặt vấn đề nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với nghề khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ; các chính sách liên quan đến vay vốn tín dụng, xây dựng các mô hình tổ, đội sản xuất trên biển để nâng cao năng lực đánh bắt; các giải pháp nâng cao chuỗi giá trị cá ngừ theo hướng phát triển bền vững.
Ông Lê Văn Trúc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên kiến nghị: “Chính phủ nên có gói hỗ trợ đặc biệt cho ngư dân với thời gian trung và dài hạn và lãi suất đặc biệt ưu đãi khoảng dưới 2% để ngư dân vay vốn đóng tàu, cải hoán để kỹ thuật mới đáp ứng yêu cầu thị trường”.
Có thể bạn quan tâm
Nhu cầu nhập khẩu tăng, nguồn cung khan hiếm… được xác định là những nguyên nhân kéo giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL tăng mạnh trong những ngày qua, tuy nhiên, nông dân vẫn không mặn mà thả nuôi.
Nhằm tận dụng diện tích đất và thời gian nông nhàn, giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng lợi nhuận trên cùng diện tích đất, vừa qua, UBND thị trấn Lai Vung (Đồng Tháp) đã thông qua mô hình trồng xen canh cây dưa lê giữa hai vụ lúa, đồng thời tổ chức cho nông dân trên địa bàn đi tham quan, học tập mô hình trồng dưa lê tại tỉnh Tiền Giang.
Nuôi gà trên đệm lót sinh học có nhiều ưu điểm: hạn chế mùi hôi, ô nhiễm môi trường, các bệnh về đường ruột và hô hấp trên gà, hạn chế lây truyền dịch bệnh, ít tốn công chăm sóc… Phú Mỹ là xã điển hình của huyện Mỏ Cày Bắc (Bến Tre) đã thử nghiệm hiệu quả và đang nhân rộng mô hình này.
Vụ mùa năm 2013, Công ty cổ phần Công nghệ nông nghiệp xanh (Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội) hỗ trợ 10/13 huyện, Thành phố của tỉnh (trừ Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang) xây dựng 40 mô hình sản xuất lúa, ngô sử dụng phân viên nén nhả chậm.
Trên bờ biển phía đông Thái Lan, có các ao, hồ, kênh xen kẽ rừng ngập mặn dọc theo kênh dẫn từ sông Rayong; gần đó có 5 trang trại nuôi tôm của nhóm nông dân ở Neonpra.