Nên Cơ Nghiệp Từ 3 Triệu Đồng

Trước năm 2000, vì thiếu vốn, kinh nghiệm và kiến thức sản xuất nên gia đình chị Dương rất khó khăn. Tham gia sinh hoạt Hội ND, được dự các lớp tập huấn chăn nuôi rồi được Quỹ Hỗ trợ ND của Hội ND xã Phú Hồ cho vay 3 triệu đồng, chị mua 2 con heo nái về nuôi. Sau một năm, chúng đẻ hơn 30 con, đem lại doanh thu hơn 7 triệu đồng. Phấn khởi trước kết quả này, năm 2011, chị xây 8 ô chuồng chăn nuôi heo - có quy mô lớn nhất xã Phú Hồ.
Chuồng heo nhà chị Dương gồm 2 dãy với tổng diện tích 400m2, trong đó diện tích chuồng nuôi heo thịt là 100m2, diện tích chuồng nuôi heo nái đẻ và heo hậu bị 200m2, còn lại 100m2 là nơi úm heo con. Lúc nào trong chuồng cũng có chừng 20 con heo nái thuần và 10 con heo thịt.
Nhờ chịu khó học hỏi kiến thức, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi cộng với việc thường xuyên theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của đàn heo nên chị không chỉ hiểu rõ "khẩu vị" của heo, mà còn bắt bệnh được sớm cho chúng để có biện pháp xử lý kịp thời.
Chính vì vậy năng suất heo nhà chị luôn cao. Chị Dương cho biết: Chăn nuôi gối đầu nhiều lứa nên tháng nào gia đình cũng có heo xuất chuồng. Heo con cứ 10-12kg/con là xuất chuồng vì lúc này bán rất được giá.
Hiện nay chị là chủ trang trại nuôi heo làm ăn có hiệu quả, thu nhập từ chăn nuôi bình quân 100 triệu đồng/ năm sau khi đã trừ chi phí.
Hiện trong chuồng nuôi của chị có 20 con heo thịt, 10 con heo nái và 20 con heo con. Heo nhiều, vợ chồng chị xây hầm biogas để hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Từ tiền bán heo, vợ chồng chị mua xe ô tô tải làm dịch vụ vận chuyển hàng hóa phục vụ bà con trong xã.
Mỗi năm thu nhập từ chăn nuôi và dịch vụ của gia đình chị trên 200 triệu đồng. Chị còn là thành viên tích cực tuyên truyền phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, từng giúp đỡ một số hộ chăn nuôi ở trong xã ngăn chặn được dịch bệnh cho đàn gia súc.
Chị Dương tiết lộ, chị đang có kế hoạch nâng tổng đàn heo, xây chuồng trại nuôi 200 con gà thịt...
Có thể bạn quan tâm

Nghề nuôi, chế biến và xuất khẩu cá tra là một trong những thế mạnh kinh tế của vùng ĐBSCL; song nghề cá đang lâm vào ngõ cụt khi khó khăn chồng chất, đặc biệt giá cá tra nguyên liệu khoảng 2 năm nay ở mức thấp khiến người nuôi lỗ nặng buộc phải bỏ nghề hàng loạt. Vực dậy nghề nuôi cá tra đang là vấn đề cấp bách đặt ra.

Sáng 26/4, Sở NN-PTNT phối hợp với UBND huyện Sơn Hòa và Sông Hinh thả gần 60kg cá giống (tương đương khoảng 12.500 con) vào hồ thủy điện Sông Ba Hạ nhằm tái tạo các loại cá giống nước ngọt tại địa phương, với các loại cá trê, lóc, chép, trắm cỏ, rô đồng…

Cây bí đỏ đã bén rễ đất Xuân Đông (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) được hơn 10 năm. Nhiều hộ dân đã có thu nhập khá từ loại cây này, nhưng có lẽ đây là năm đầu tiên người trồng bí bị mất giá lẫn thất mùa.

Về xã Tân Ước (huyện Thanh Oai, Hà Nội) hỏi thăm tình hình chăn nuôi sẽ được người dân ở đây chỉ ngay đến ông Long "chung cư lợn". Ông có cái tên như vậy bởi ông là người đầu tiên ở khu vực (mà cũng là người đầu tiên trên địa bàn thành phố) mạnh dạn thay đổi phương thức chăn nuôi, đưa lợn lên nuôi ở tầng cao nhằm tiết kiệm diện tích, giảm chi phí trong chăn nuôi.

Cùng với việc quy hoạch phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp tập trung đạt diện tích 10.000 ha đến năm 2015, tỉnh Cà Mau chú trọng mở rộng quy mô nuôi tôm theo quy trình VietGAP tại các huyện: Cái Nước, Đầm Dơi, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển. Phát triển nuôi tôm công nghiệp theo quy trình VietGAP, nhằm mục tiêu năng cao nâng suất, chất lượng mặt hàng thủy sản, cung cấp nguồn nguyên liệu sạch phục vụ cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.